Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh Parkinson vẫn chưa được khẳng định chắc chắn nhưng nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, sự tác động của yếu tố môi trường và di truyền là một phần nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Với các đối tượng có yếu tố nguy cơ, tìm hiểu và chủ động phòng ngừa những yếu tố này có thể bảo vệ bạn trước nguy cơ mắc phải căn bệnh Parkinson.

Bệnh Parkinson là gì?

Parkinson là một bệnh rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, giữ thăng bằng và kiểm soát hoạt động cơ bắp. Bệnh thường gặp ở những người từ 55 - 75 tuổi, nhưng cũng thể khởi phát ở những người trẻ hơn. Parkinson có liên quan chặt chẽ với sự thiếu hụt dopamin – một trong ba chất dẫn truyền thần kinh chủ yếu của cơ thể, có vai trò điều khiển chức năng vận động và giữ thăng bằng của cơ thể.

 

Người bệnh Parkinson thường có 3 triệu chứng điển hình là run tay chân, cứng cơ khớp, đi lại chậm chạp

Người bệnh Parkinson thường có 3 triệu chứng điển hình là run tay chân, cứng cơ khớp, đi lại chậm chạp, mất thăng bằng

Bệnh Parkinson phát triển khi các tế bào nằm trong thân não bị phá hủy, lão hóa không rõ lý do, đặc biệt là khối tế bào hình lưỡi liềm, thường được gọi là chất đen hay liềm đen. Đây là tế bào chịu trách nhiệm sản xuất dopamine - một chất có vai trò quan trọng, giúp ổn định quá trình dẫn truyền thần kinh , từ đó kiểm soát các cử động của cơ thể.

Khi thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamine sẽ dẫn đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh Parkinson như run, cứng cơ, chậm chạp… Dopamin cũng đóng vai trò trong việc xử lý thông tin và ghi nhớ hiệu quả, do đó sự thiếu hụt chất này cũng liên quan đến sự suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung ở nhiều người bệnh.

Nguyên nhân bệnh Parkinson - Hiện vẫn chưa rõ ràng!

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh Parkinson vẫn chưa được khẳng định chắc chắn nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy một loạt các yếu tố di truyền và môi trường làm cơ sở cho sự thoái hóa và chết đi của tế bào não vùng liềm đen. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy quá trình stress oxy hóa, viêm và rối loạn chức năng ty thể đóng góp chính cho sự thoái hóa thần kinh trong bệnh Parkinson.

Tất cả các yếu tố khiến tế bào sản sinh dopamin bị chết đi đều là nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Tất cả các yếu tố khiến tế bào sản sinh dopamin bị chết đi đều là nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Vai trò của viêm trong bệnh Parkinson

Phản ứng viêm góp phần vào sự thoái hóa thần kinh không hồi phục trong bệnh Parkinson. Não chứa các tế bào miễn dịch gọi là tiểu thần kinh đệm (microglia), chúng được biết đến như một yếu tố gây nên bệnh Parkinson. Sau khi được kích hoạt bởi các gốc tự do, các microglia tạo ra các tế bào gây viêm, sau đó lan đến tế bào thần kinh khỏe mạnh lân cận và gây thoái hóa. Liềm đen là khu vực não bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quá trình này. Sự chết đi của tế bào thần kinh sản xuất dopamin có thể diễn ra trong nhiều năm, hoặc nhiều thập kỷ, dẫn đến các triệu chứng sớm và thúc đẩy sự tiến triển của bệnh Parkinson.

Rối loạn chức năng ty lạp thể cũng là một nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Ty thể là cơ quan sản sinh, chuyển hóa năng lượng của mỗi tế bào và là nơi diễn ra hầu hết các phản ứng sửa chữa tế bào. Rối loạn chức năng ty thể ảnh hưởng đến sự sản sinh năng lượng, khiến tế bào “nóng lên”, gia tăng gốc tự do, mất đi cơ chế sửa chữa tự động và hoạt động kém hiệu quả. Một lượng lớn các gốc tự do này tạo ra các stress oxy hóa, càng gây rối loạn chức năng và  tổn hại ty thể, cuối cùng dẫn đến sự chết đi của tế bào thần kinh. 

Nhiều nghiên cứu đã xác định rối loạn chức năng ty lạp thể có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của bệnh Parkinson. Một số yếu tố như tiếp xúc với chất độc hại trong môi trường cũng góp phần làm rối loạn chức năng ty thể trong liềm đen.

Các yếu tố di truyền (gen)

Một số nghiên cứu cho thấy rằng di truyền đóng vai trò quan trọng trong khởi phát sớm bệnh parkinson. Một vài trường hợp bệnh có thể khởi phát muộn hơn. Theo Hiệp hội Parkinson, khoảng 15 – 25 % người bệnh parkinson cũng có người thân bị ảnh hưởng căn bệnh này. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thử nghiệm và thấy rằng bệnh Parkinson có yếu tố gia đình thông qua đột biến gen chịu trách nhiệm sản xuất dopamine và một số protein cần thiết cho chức năng não.

Yếu tố môi trường và sự kích hoạt bệnh Parkinson

Tăng nguy cơ mắc bệnh parkinson do tiếp xúc với hóa chất độc hại

Tăng nguy cơ mắc bệnh parkinson do tiếp xúc với hóa chất độc hại

Yếu tố môi trường không phải là nguyên nhân duy nhất của bệnh Parkinson, nhưng nó có thể kết hợp với yếu tố di truyền để kích hoạt các điều kiện sinh bệnh, đặc biệt ở những người nhạy cảm về mặt di truyền. Theo Quỹ Parkinson, tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm, sử dụng nước giếng chứa nhiều kim loại nặng như mangan, thủy ngân…làm gia tăng nguy cơ mắc Parkinson. Các độc tố này có thể trực tiếp tiêu diệt hoặc gây ra đột biến các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm sản xuất dopamin.

Sự hiện diện của thể Lewy trong não

Thể Lewy là những khối protein bất thường, không thể phá vỡ, được tìm thấy ở thân não của người bệnh Parkinson. Lewy bao quanh các tế bào não, gây tổn hại tế bào thần kinh và làm gián đoạn đường truyền thần kinh trong não bộ. Qua thời gian, các cụm của thể Lewy gây thoái hóa não, dẫn đến rối loạn phối hợp hoạt động cơ ở những người bệnh Parkinson.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Parkinson

  • Tuổi tác: Tuổi trung bình khởi phát bệnh Parkinson là 55 và chỉ có khoảng 10% các trường hợp Parkinson ở người trẻ dưới 40 tuổi. Tuổi càng cao thì các tế bào não và chức năng của dopamin càng suy giảm. Do đó, tỉ lệ mắc bệnh ở người già thường cao hơn người trẻ.
  • Giới tính: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Parkinson, nam giới có nguy cơ mắc Parkinson cao gấp 1,5 lần so với nữ giới.
  • Nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, trừ cỏ, sơn, thuốc nhuộm…) như nghề hàn, nông nghiệp, công trình công nghiệp; hoặc dễ bị sang chấn não trong nghề đua xe, đấm bốc… sẽ có nguy cơ mắc bệnh Parkinson khi về già.
  • Yếu tố gia đình: Những đối tượng có người thân mắc parkinson cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4 - 9 lần so với trường hợp không có người thân mắc bệnh này.
  • Chủng tộc và dân tộc: Người Mỹ gốc Phi và gốc Á có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn so với người da trắng.

Xem thêm: 

- [Giải đáp thắc mắc] Bị bệnh Parkinson sống được bao lâu?
- [Hỏi đáp] Bệnh Parkinson có di truyền, có lây không?
- [Cẩn trọng] 8 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh Parkinson

Mặc dù chưa có lời giải đáp nào thích đáng về sự chết đi hàng loạt các tế bào sản sinh dopamin, nhưng với những bằng chứng về sự góp mặt của yếu tố môi trường và di truyền, các nhà khoa học đang tiếp tục nỗ lực nghiên cứu để tìm ra giải pháp điều trị triệt để căn bệnh này. Hiểu rõ nguyên nhân bệnh parkinson là cơ sở để giải quyết tất cả các bệnh lý nói chung và bệnh Parkinson nói riêng, vì vậy bạn hãy tự loại bỏ những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được ngay từ bây giờ, ví dụ hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, ăn uống vệ sinh, tăng cường bổ sung các yếu tố bảo vệ tế bào não từ các hoạt chất sinh học thiên nhiên có trong một số thảo dược như Thiên ma, Câu đằng.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin hữu ích về nguyên nhân bệnh Parkinson - Ai có thể bị mắc phải. Để tìm hiểu thêm về bệnh và cách điều trị bệnh hiệu quả, cải thiện chứng run chân tay và phục hồi vận động ở người bệnh Parkinson. Bạn đừng ngần ngại mà hãy để lại comment bên dưới, chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết cho bạn!

Nguồn tham khảo:

http://umm.edu

http://www.healthline.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp