Phẫu thuật kích não sâu được coi như một “vị cứu tinh” giúp giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh Parkinson, nhất là trong giai đoạn cuối. Tuy nhiên tại Việt Nam, phương pháp này còn khá mới mẻ và nhiều người còn chưa hiểu hết về nó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật các thông tin về phẫu thuật kích não sâu trong bài viết dưới đây.

Phẫu thuật kích thích não sâu ngày càng được áp dụng nhiều tại Việt Nam

Phẫu thuật kích thích não sâu ngày càng được áp dụng nhiều tại Việt Nam

Khi nào người bệnh Parkinson cần phẫu thuật?

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh Parkinson có thể được kiểm soát bằng rất nhiều loại thuốc khác nhau, nhưng sau khoảng 5 - 7 năm, các thuốc bắt đầu giảm dần tác dụng (nhờn thuốc). Càng về giai đoạn cuối, tình trạng run rẩy tay chân, cứng đờ cơ bắp và khả năng vận động của người bệnh càng trở nên tồi tệ. Họ phải gắn liền cuộc sống với chiếc xe lăn và phụ thuộc sinh hoạt vào những người thân bên cạnh.

Khi các thuốc không mất hoàn toàn tác dụng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật kích não sâu căn cứ vào độ tuổi, mức độ nặng của bệnh và điều kiện kinh tế của bệnh nhân.

Người bệnh cần đáp ứng tiêu chí nào mới có thể phẫu thuật kích não sâu?

Không phải mọi người bệnh Parkinson đều có thể sử dụng phương pháp này. Để tiến hành phẫu thuật kích não sâu, ngoài những đòi hỏi về mặt trang thiết bị y tế, chuyên môn y khoa thì người tham gia phẫu thuật cũng cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Đã thất bại với tất cả điều trị bằng thuốc
  • Không mắc các bệnh tim mạch nặng, nhiễm trùng, đái tháo đường không kiểm soát
  • Độ tuổi không quá 75 tuổi.

Phẫu thuật kích não sâu được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật kích não sâu đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

Phẫu thuật kích não sâu đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

Phẫu thuật kích não sâu không tác động trực tiếp lên các tế bào sản xuất dopamine và không làm tăng nồng độ dopamine đang bị thiếu hụt trong não. Thay vào đó, phương pháp này tác động đến sự phóng điện quá mức trong não người bệnh Parkinson nên làm giảm các rối loạn vận động do các xung điện bất thường gây ra.

Bác sĩ sẽ đặt các điện cực vào vùng não liên quan đến bệnh Parkinson - vùng đồi thị, sau đó nối điện cực này với một pin phát xung điện cũng tương tự như đặt máy tạo nhịp tim trong trong điều trị loạn nhịp tim. Pin này được cấy dưới da vùng ngực và được điều chỉnh các thông số thích hợp nhằm kiểm soát các xung điện tự phát trong não, từ đó giúp cải thiện các rối loạn vận động mà bệnh Parkinson gây ra.

Thời gian hoạt động của pin là 4-5 năm và sau khoảng thời gian này, người bệnh sẽ phải đến bệnh viện để thay pin khác.

Bệnh Parkinson sẽ thay đổi như thế nào sau phẫu thuật?

Sau phẫu thuật, phần lớn người bệnh Parkinson giảm được 70 - 80% tình trạng run, các triệu chứng co cứng cơ và khả năng vận động cũng cải thiện đáng kể. Nhiều người bệnh có thể đi lại, cầm nắm và tự thực hiện các sinh hoạt cá nhân mà không cần sự trợ giúp của người khác, đồng thời liều thuốc điều trị cũng được giảm dần. Tuy nhiên, vẫn có những người sau phẫu thuật chỉ giảm run, còn sự cứng cơ và một số rối loạn vận động khác không cải thiện nhiều.

Chi phí phẫu thuật kích thích não sâu là bao nhiêu?

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh Parkinson nhưng chi phí cho một cuộc phẫu thuật kích thích não sâu còn khá cao so với mức sống của người Việt, khoảng 700 triệu đồng. Hơn nữa, sau 5 năm - khi máy phát xung động hết pin, người bệnh sẽ phải chi trả tiếp khoảng 500 triệu để thay pin.

Chi phí điều trị là rào cản rất lớn đối với người bệnh Parkinson tại Việt Nam khi tiếp cận kỹ thuật kích não sâu

Chi phí điều trị là rào cản rất lớn đối với người bệnh Parkinson tại Việt Nam khi tiếp cận kỹ thuật kích não sâu

Tuy nhiên, chi phí này chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3  so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Châu Âu.

Phẫu thuật kích não sâu có xảy ra rủi ro không?

Có thể nói phẫu thuật kích não sâu là một phương pháp an toàn, mặc dù tai biến sau phẫu thuật có thể xảy ra nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Theo thống kê, có từ 1 đến 3% bệnh nhân gặp phải các vấn đề về ngôn ngữ, suy giảm nhận thức hoặc nhiễm trùng sau phẫu thuật. Tai biến xuất huyết, đột quỵ não cũng có thể xảy ra nhưng rất hiếm.

Có thể phẫu thuật tại các bệnh viện nào?

Việt Nam đã thực hiện thành công ca phẫu thuật kích não sâu đầu tiên cho người bệnh Parkinson tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương vào năm 2013. Cho đến nay, nhiều bệnh viện trong cả nước đã thực hiện được kỹ thuật này, phục hồi khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh Parkinson. Một số địa chỉ phẫu thuật bạn có thể tham khảo là:

Miền Nam:

  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Miền Bắc:

  • Bệnh viện Việt Đức
  • Bệnh viện E

Như vậy, phẫu thuật kích não sâu có một vai trò rất lớn đối với người bệnh Parkinson, đặc biệt là ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, một điều cần nhấn mạnh là dù dùng thuốc hay phẫu thuật thì căn bệnh parkinson vẫn luôn hiện hữu, vẫn tiến triển nặng dần theo thời gian mà chưa có một phương pháp nào can thiệp được. Vì vậy, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống, luyện tập khoa học để kiểm soát bệnh toàn diện hơn.

Nguồn:

https://parkinsonsnewstoday.com/parkinsons-disease-treatments/surgical-treatments/

http://pdcenter.neurology.ucsf.edu/professionals-guide/surgical-treatment

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp