Tay chân run rẩy gây ra không ít khó khăn và phiền toái cho người bệnh trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Đôi khi còn khiến người bệnh trở nên mặc cảm, tự ti và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vậy run chân tay xảy ra do những nguyên nhân nào và hiện nay có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị các bệnh gây run đó? 

Để giải đáp cho quý vị những thông tin chi tiết và chính xác nhất về tình trạng run chân tay, nhãn hàng Vương Lão Kiện - hỗ trợ giảm run tay chân phối hợp cùng báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế) tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với sự tham gia của PGS.TS BSCKII Nguyễn Văn Liệu - Phó Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai và PGS. TS. BS Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Cùng theo dõi những chia sẻ đến từ 2 chuyên gia về chứng bệnh này ngay trong phần dưới đây.

khách mời

Những nguyên nhân gây run chân tay

Theo PGS.TS BSCKII Nguyễn Văn Liệu - Phó Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, run là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có bệnh và hội chứng Parkinson. Thứ 2 là do teo tiểu não, xảy ra những người uống rượu nhiều hoặc bị ảnh hưởng thức ăn, các chất độc hại. Hoặc run sau tai biến mạch máu não, sau chấn thương...

Tay chân bị run còn gặp trong nhiều bệnh nội khoa, chẳng hạn các bệnh về tuyến giáp, basedow, các bệnh rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, run tay, run chân còn xảy ra khi sử dụng nhiều chất kích thích như:  cafe, các chất gây nghiện… Hoặc khi lạnh, khi đói, mệt, stress quá mức.

PGS. TS. BS Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết thêm, trong YHCT run tay chân được mô tả trong chứng ma mộc, chứng chấn chiên, bản chất do suy nhược cơ thể, khí huyết hư, đặc biệt can huyết hư, thận âm hư, do các trạng thái của sự giận dữ quá gây ra tình trạng rung, giật tay chân. Bao trùm tất cả, Đông y xếp đó là chứng hư, cơ thể suy nhược.

Run chân tay thường gặp ở những đối tượng nào?

Run tay chân có thể gặp mọi lứa tuổi, nhiều nhất là người già. Điển hình là bệnh Parkinson, nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Tuy nhiên, cũng không loại trừ những người trẻ bị run tay chân. Bởi hiện nay, rất nhiều người trẻ bị run tay chân do các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, do lối sống, cách sinh hoạt, do sử dụng các chất kích thích hoặc sau những sang chấn về tinh thần.

Run tay chân có di truyền không?

PGS.TS BSCKII Nguyễn Văn Liệu - Phó Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS BSCKII Nguyễn Văn Liệu - Phó Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS Nguyễn Văn Liệu cho biết, run tay chân có yếu tố di truyền, ví dụ bệnh Parkinson cũng có biến đổi gen. Đặc biệt có nhiều chứng run mang tính chất gia đình như bệnh run vô căn. Tuy nhiên, không phải bố mẹ bị run thì con cái chắc chắn sẽ bị, mà thực tế, chỉ có một tỉ lệ di truyền nhất định. Vì thế bạn không nên lo lắng quá mức về vấn đề di truyền của chứng run tay chân.

Run tay chân - khi nào cần điều trị và có thể chữa khỏi không?

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Liệu, khi biểu hiện run nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì có thể chưa cần điều trị. Hoặc nếu run do sử dụng nhiều cà phê thì có thể uống ít hoặc uống nhạt hơn. Tuy nhiên, nếu là run trong nhiều bệnh lý, chẳng hạn bệnh Parkinson, hoặc khi người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, cầm nắm đồ vật, … thì bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị.

Giáo sư Liệu cũng cho biết, trong nhiều trường hợp, chẳng hạn run trong bệnh basedow nếu điều trị tốt thì tình trạng run sẽ đỡ. Hoặc run do tổn thương não, nếu phục hồi được các tổn thương này biểu hiện run cũng thuyên giảm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ có thể kiểm soát tình trạng run nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn, ví dụ bệnh Parkinson.

Những phương pháp điều trị run chân tay hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị run chân tay, cả về phương diện y học cổ truyền và y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

PGS. TS. BS Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam trong chương trình tư vấn về chứng run tay chân

PGS. TS. BS Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam trong chương trình tư vấn về chứng run tay chân

PGS. TS. BS Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết, trong y học cổ truyền có 3 phương pháp điều trị run chân tay là phương pháp dùng thuốc, phương pháp không dùng thuốc và phương pháp luyện tập, điều chỉnh lối sống.

  • Thứ nhất là phương pháp dùng thuốc: tùy vào từng căn nguyên sẽ có những vị thuốc điều trị run tay chân khác nhau. Tuy nhiên, y học cổ truyền cũng có bài thuốc cổ điển để trị chứng run giật là bài “Thiên ma, Câu đằng ẩm” vừa tác động vào phần huyết, vừa tác động vào can và thận. Đây những yếu tố trực tiếp gây ra tình trạng run tay chân. Hơn nữa, Thiên ma, Câu đằng đã được chứng minh về hiệu quả giảm run tay chân tại nhiều nước trên thế giới.
  • Thứ hai là phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, đặc biệt là phương pháp dưỡng sinh - đây là cách giúp người bệnh thư giãn, giảm stress, cân bằng cảm xúc trong cơ thể.
  • Thứ 3 là phương pháp điều chỉnh lối sống, ăn uống: người bệnh cần hạn chế cà phê, rượu, đặc biệt chú ý trong ăn uống, chế độ ăn giảm thịt. Bởi theo quan niệm của Đông y, thịt là dương khí, nếu ăn nhiều thịt sẽ càng làm cho can dương vượng khiến tình trạng run tăng nhiều hơn.

Theo y học hiện đại

Theo PGS.TS BSCKII Nguyễn Văn Liệu - Phó Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, hiện nay, để điều trị run tay chân, người ta chia các bệnh nhân thành 2 nhóm:

- Nhóm không dùng thuốc hoặc chỉ dùng các thuốc hỗ trợ.

- Nhóm dùng thuốc đặc hiệu: điển hình là bệnh Parkinson - do thiếu chất dopamine trong não nên cần bổ sung chất này bằng nhiều nhóm thuốc khác nhau.

Một số thuốc hỗ trợ, chất chống oxy hóa cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn và làm giảm các gốc tự do trong não, giúp bảo vệ não bộ và nâng cao hiệu quả điều trị run tay chân. Giai đoạn nặng, một số phương pháp có thể áp dụng là phẫu thuật kích thích não sâu hoặc bằng sóng siêu âm cao tần.

Ngày nay, tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp tế bào gốc để điều trị run tay chân, đặc biệt là với bệnh Parkinson.

PGS. TS. BS Đậu Xuân Cảnh và PGS. TS Nguyễn Văn Liệu cũng nhấn mạnh, việc điều trị run tay chân là tổng hòa của rất nhiều phương pháp, bao gồm cả phương pháp dùng thuốc, không dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống mới tạo nên hiệu quả điều trị toàn diện.

Rất cảm ơn hai giáo sư đã nhận lời tham gia chương trình và cung cấp cho người bệnh run tay chân rất nhiều thông tin hữu ích. Như vậy, mặc dù dây là chứng bệnh không dễ điều trị nhưng chỉ cần người bệnh giữ tâm thế lạc quan, chủ động kết hợp nhiều giải pháp là điều hoàn toàn có thể.

Xem toàn bộ chương trình tư vấn về chứng run tay chân TẠI ĐÂY

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp