Một trong những triệu chứng bệnh Parkinson điển hình là run tay chân, thế nhưng đó chưa phải tất cả. Parkinson còn biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác như co cứng cơ, vận động chậm chạp. Bạn đã biết cách nhận biết căn bệnh này hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Triệu chứng bệnh Parkinson rất đa dạng, trong đó có run tay chân

Triệu chứng bệnh Parkinson rất đa dạng, trong đó có run tay chân

Các dấu hiệu của bệnh Parkinson được chia ra làm hai nhóm là triệu chứng vận động và triệu chứng ngoài vận động (liên quan đến tinh thần hoặc các hệ cơ quan khác trên cơ thể), chi tiết như sau:

Triệu chứng vận động của bệnh Parkinson

Run tay chân

Run tay chân là một dấu hiệu đặc trưng chính của bệnh Parkinson. Thời gian đầu, người bệnh có thể chỉ run ở một bên tay: ngón tay run với biên độ nhỏ giống như đang vê viên thuốc, bàn tay run theo kiểu lắc vẫy nhịp nhàng.

Thông thường trong giai đoạn đầu, người bệnh chỉ run khi ngồi nghỉ, đặt tay lên đùi hoặc lên bàn, được gọi là “run khi nghỉ”  (hoặc run tĩnh trạng). Triệu chứng run sẽ giảm đi khi người bệnh hoạt động hay cầm nắm đồ vật. Sau đó, người bệnh có thể bị run xuống chân cùng bên và sang phía đối diện.

Đặc trưng của run trong bệnh Parkinson là run khi nghỉ

Đặc trưng của run trong bệnh Parkinson là run khi nghỉ

Co cứng cơ bắp

Ở giai đoạn đầu, tình trạng co cứng cơ ở người bệnh Parkinson chưa biểu hiện rõ ràng nhưng nếu bạn cảm thấy khó trở mình khi thức dậy, khó thay đổi tư thế, khó nhấc chân khi đi thì hãy cẩn trọng. Bởi đó có thể là biểu hiện của sự cứng đờ cơ bắp trong bệnh Parkinson.

Co cứng cơ do bệnh Parkinson có thể xảy ra ở cánh tay, chân hoặc ở các cơ hàm (gây nuốt nghẹn, khó nuốt, chảy nhiều đờm rãi)...

Vận động chậm chạp

Chậm vận động trong bệnh Parkinson không phải chỉ là sự di chuyển chậm chạp mà người bệnh còn chậm chạp trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày, cầm nắm đồ vật… 

Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể di chuyển chậm hơn, dáng đi lệt sệt (bước ngắn hơn và khó nhấc chân cao, đặc biệt là khi leo cầu thang). Ngoài ra, khi di chuyển tay của người bệnh thường áp sát vào thân mình thay vì vung vẩy như bình thường.

Giữ thăng bằng kém, dễ vấp ngã

Sự tổn thương và thoái hóa các tế bào thần kinh ở hạch nền - vùng chịu trách nhiệm giữ thăng bằng cơ thể là nguyên nhân khiến người bệnh Parkinson dễ té ngã.

Để đánh giá khả năng giữ thăng bằng, các bác sĩ có thể thực nghiệm thử nghiệm kéo bằng cách: kéo vai của người bệnh về phía sau một cách đột ngột và ghi lại thời gian cho đến khi họ lấy lại được thăng bằng.

Người bệnh Parkinson thường bị mất thăng bằng và phải dùng gậy hỗ trợ đi lại

Người bệnh Parkinson thường bị mất thăng bằng và phải dùng gậy hỗ trợ đi lại

Triệu chứng bệnh Parkinson ngoài vận động

Thay đổi dáng người

Sự thay đổi dáng đi của người bệnh Parkinson thay đổi trong nhiều năm, ở thời điểm ban đầu, người bệnh có xu hướng chúi đầu về phía trước hoặc còng lưng.

Giảm khả năng nhận biết mùi vị

Suy giảm chức năng khứu giác, khó xác định mùi là một triệu chứng có thể ảnh hưởng đến 70% người bệnh Parkinson. Thực tế, triệu chứng này có thể xuất hiện vài năm trước khi các triệu chứng rối loạn vận động như run, cứng cơ xảy ra.

Nếu bạn hoặc người thân có biểu hiện của bệnh Parkinson, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhanh chóng hơn là gọi tới tổng đài 0981 238 218 để được các dược sĩ tư vấn!

Rối loạn giấc ngủ

Giai đoạn đầu, người bệnh Parkinson cũng có thể gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ như:

- Khó ngủ, mất ngủ

- Thường xuyên gặp ác mộng hay thức giấc nhiều lần trong đêm

- Buồn ngủ vào ban ngày.

- Ngưng thở khi ngủ

Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và khiến bệnh Parkinson ngày càng tiến triển nhanh hơn.

Giai đoạn đầu, nhiều người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ

Giai đoạn đầu, nhiều người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ

Khuôn mặt ít biểu cảm

Đây là một triệu chứng liên quan đến sự chậm và cứng cơ mặt, cụ thể là những người mắc bệnh Parkinson thường giảm khả năng biểu cảm và thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt. Triệu chứng này dễ được phát hiện bởi người thân hoặc những người sống xung quanh khi nhận thấy người bệnh ít chớp mắt hoặc chớp mắt chậm hơn, khuôn mặt vô cảm. Triệu chứng này còn được gọi là hiện tượng đeo mặt nạ hay mặt tượng.

Thay đổi giọng nói

Những thay đổi về âm lượng và chất lượng giọng nói của một người cũng là một dấu hiệu ban đầu của bệnh Parkinson. Người bệnh thường nói nhỏ dần, không rõ tiếng, tuy nhiên triệu chứng này thường ít được chú ý.

Táo bón

Táo bón là một vấn đề phổ biến, có thể xuất hiện trước khi khởi phát bệnh Parkinson 10 năm. Người ta thường cho rằng, nguyên nhân gây táo bón là do ăn ít rau xanh, uống không đủ nước, do lối sống tĩnh tại, ít vận động và không nghĩ rằng đây lại là một báo hiệu của căn bệnh Parkinson.

Chữ viết nhỏ dần

Chữ viết có xu hướng nhỏ dần, khoảng cách giữa các chữ sít lại gần nhau hơn cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các ngón tay run rẩy và cứng đờ khiến người bệnh Parkinson khó cầm bút viết và khó điều khiển các ngón tay.

Viết chữ khó khăn, nét chữ nhỏ dần là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson

Viết chữ khó khăn, nét chữ nhỏ dần là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson

Triệu chứng tâm lý

Sự suy giảm Dopamin trong não không chỉ gây ra các rối loạn vận động mà còn khiến tinh thần người bệnh thay đổi. Dopamine vốn được coi là một hormon đem lại sự vui vẻ, hạnh phúc, do vậy khi bị thiếu hụt, người bệnh dễ buồn phiền, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, giảm khả năng ghi nhớ…

Ở những giai đoạn cuối của Parkinson, người bệnh còn có thể gặp phải ảo giác, một phần là do tiến triển của bệnh, nguyên nhân khác là do tác dụng phụ của thuốc tây gây ra. 

Nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh Parkinson còn gây ra các vấn đề về da và khiến người bệnh có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn.

Phải làm gì khi có triệu chứng bệnh Parkinson?

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh Parkinson, bạn hãy đi thăm khám, kiểm tra tại các bệnh viện lớn:

  • Hà Nội: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện Lão khoa Trung Ương,  bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
  • TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược Tp HCM, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân dân 115.

Hiện nay, chưa có phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson. Các bác sĩ sẽ kết luận dựa trên các triệu chứng của người bệnh, tiền sử bệnh tật, khám thần kinh và yêu cầu  bạn thực hiện một số các xét nghiệm máu, kỹ thuật MRI, PET và CT. 

Ngoài ra, các bác sĩ có thể cho người bệnh uống thuốc Carbidopa/Levodopa (các loại thuốc điều trị Parkinson) để đánh giá đáp ứng thuốc, nếu các triệu chứng được cải thiện thì có thể chẩn đoán rằng người đã mắc bệnh Parkinson. 

Khi có dấu hiệu bệnh Parkinson, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác

Khi có dấu hiệu bệnh Parkinson, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác

Cách phòng ngừa bệnh Parkinson hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa bệnh Parkinson được chuyên gia khuyến cáo, không chỉ người cao tuổi mà người trẻ tuổi cũng nên áp dụng.

  • Giảm căng thẳng, stress: Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài khiến cho bạn tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Vì vậy, bạn cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp và ngủ đủ 7 tiếng.
  • Bổ sung Omega - 3, protein và probiotics: Bạn nên có chế độ ăn đa dạng, phong phú và bổ sung nhiều các loại thịt bò, thịt gà, cá béo (cá ngừ, cá hồi), rau xanh, sữa chua... 
  • Tắm nắng: Mỗi ngày, bạn hãy dành từ 15 - 20 phút để tắm nắng sáng sớm (trước 9h sáng), việc này sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều Dopamine hơn và giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc Parkinson.
  • Tập thể dục: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp bạn tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Bạn có thể chọn bất kỳ môn thể thao nào mình yêu thích.

Thông tin cho bạn: 6 bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn 

Trên thực tế, không phải khi có một trong 12 dấu hiệu trên có nghĩa là bạn đã mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên khi mắc cùng lúc nhiều dấu hiệu hoặc có những triệu chứng điển hình của bệnh là run, cứng cơ và chậm vận động thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám sớm, tránh để lâu bệnh trở nặng sẽ khó điều trị hơn.

Sau khi thăm khám, bạn đừng quên chia sẻ với chúng tôi theo số hotline 0981.238.218, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chế độ ăn uống, tập luyện giúp bạn đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan:

- [Giải đáp thắc mắc] Bị bệnh Parkinson sống được bao lâu?
- [Hỏi đáp] Bệnh Parkinson có di truyền, có lây không?
- [Cẩn trọng] 8 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh Parkinson

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday, shopify

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp