Bệnh Parkinson là một loại rối loạn thần kinh do thoái hóa tế bào sản sinh Dopamine trong não. Dưới đây là 6 thông tin quan trọng giúp bạn nhận biết nguyên nhân và cách điều trị Parkinson.

Parkinson là gì? Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Parkinson là gì? Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson là gì và nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Parkinson (hay bệnh liệt rung Parkinson, PD) là một căn bệnh của hệ thần kinh trung ương, xảy ra khi các tế bào sản xuất chất dẫn truyền thần kinh Dopamine bị thoái hóa và chết đi. Hiện nay, bệnh này còn được gọi là Parkinson nguyên phát, không tìm được nguyên nhân (khác với Hội chứng Parkinson thứ phát - có thể xác định được nguyên nhân).

Parkinson có thể gặp cả nam lẫn nữ, cả người già lẫn người trẻ nhưng thường gặp nhất là những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, số người bệnh từ 20 - 45 tuổi có xu hướng tăng dần. Parkinson ở người trẻ còn được gọi là bệnh khởi phát sớm.

Bản thân PD không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm giảm tuổi thọ và khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống vì triệu chứng run, co cứng, chậm vận động… Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuốc điều trị Parkinson trong thời gian dài gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Ở giai đoạn cuối, người bệnh có nguy cơ cao bị té ngã và chấn thương do khó giữ thăng bằng khi đi, đứng.

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson 

Hiện nay, khoa học chưa có lời giải đáp về nguyên nhân bệnh parkinson. Một số nhân tố được coi là góp phần đẩy nhanh tốc độ lão hóa tế bào sản xuất Dopamine, bao gồm:

  • Tuổi tác cao (trên 65 tuổi)
  • Yếu tố di truyền (gia đình có người bị chứng Parkinson)
  • Ảnh hưởng của môi trường (thuốc trừ sâu, ô nhiễm không khí…)
  • Chế độ ăn uống nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Chấn thương vùng đầu…

Yếu tố di truyền, tuổi tác, nhiễm độc làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh Parkinson

Yếu tố di truyền, tuổi tác, nhiễm độc làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh Parkinson

Các triệu chứng bệnh Parkinson

Triệu chứng của bệnh lý Parkinson thường xuất hiện khá mờ nhạt và trải dài theo các giai đoạn tiến triển của bệnh. Chính vì vậy, bệnh thường được chẩn đoán khi não bộ đã bị mất đi 70 - 80% lượng dopamine, lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Bạn nên để ý kỹ các triệu chứng bệnh parkinson sau đây và đi khám kịp thời:

Các triệu chứng vận động

Triệu chứng vận động chính thường gặp của ở người bệnh có thể kể đến như:

  • Run: Tình trạng run thường khởi phát ở tay và chân cùng bên sau đó đến tay và chân còn lại của người bệnh. Đặc điểm run do Parkinson là run kiểu lăn vê thuốc (rắc hạt tiêu) - dấu hiệu giúp phân biệt với run do tiểu não. 

Khi Parkinson ở giai đoạn nhẹ, người bệnh chỉ run khi nghỉ ngơi và giảm khi cầm nắm, hoạt động. Ở giai đoạn Parkinson nặng và ảnh hưởng lên hệ thần kinh thực vật, người bệnh run cả khi nghỉ ngơi và vận động.

  • Co cứng cơ, mất thăng bằng: Người bệnh sẽ chậm vận động, co cứng cơ, dáng đi lệt sệt và hơi cúi về phía trước, đặc biệt là mất thăng bằng và rất dễ té ngã. Đây là triệu chứng đặc trưng của PD để giúp người bệnh tránh nhầm lẫn với run vô căn. 

Nếu bạn hoặc người thân có biểu hiện của bệnh Parkinson, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhanh chóng hơn là gọi tới tổng đài 0981 238 218 để được các dược sĩ tư vấn!

Biểu hiện khác ngoài vận động

  • Táo bón: Có thể xuất hiện từ rất sớm, thậm chí là 10 năm trước khi được chẩn đoán Parkinson.
  • Rối loạn giấc ngủ đêm: Mệt mỏi, thường xuyên ảo giác, ác mộng, khó ngủ thậm chí mất ngủ cũng là những dấu hiệu sớm của bệnh.
  • Thay đổi tâm trạng: Tâm lý rất dễ kích động, vui buồn thất thường, lo âu hoặc có thể trầm cảm. Sự thay đổi tâm lý này thường không có nguyên nhân cụ thể.
  • Giảm nhận biết mùi vị: Thay đổi về chức năng khứu giác gây giảm khả năng nhận biết mùi vị, ví dụ mùi dưa chua hay một số mùi nồng như mít, sầu riêng...
  • Thay đổi giọng nói: Giọng nói người mắc Parkinson dần dần trở nên nhỏ và khó nghe hơn.

Triệu chứng ngoài vận động của bệnh lý Parkinson xuất hiện từ rất sớm

Triệu chứng ngoài vận động của bệnh lý Parkinson xuất hiện từ rất sớm

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Các chuyên gia chia PD thành 5 giai đoạn theo mức độ tiến triển triệu chứng. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Triệu chứng nhẹ và chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể
  • Giai đoạn 2: Triệu chứng nặng dần, xuất hiện ở cả 2 bên cơ thể, khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hơn. Người bệnh bắt đầu có tư thế đổ người về phía trước, khó nhấc chân cao khi đi lại.
  • Giai đoạn 3: Bắt đầu xuất hiện thêm triệu chứng chậm vận động và mất thăng bằng. Việc mặc quần áo, tắm rửa và thực hiện các hoạt động hàng ngày khác trở nên khó khăn hơn đáng kể.
  • Giai đoạn 4: Người bệnh rất khó khăn trong việc di chuyển, phải có người đỡ hoặc dụng cụ hỗ trợ. Người bệnh hầu như phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân.
  • Giai đoạn 5: Khi mắc bệnh lý Parkinson giai đoạn cuối, người bệnh hầu như chỉ có thể ngồi xe lăn, thay đổi nhiều về tinh thần và gặp ảo giác.

Bệnh Parkinson có chữa được không?

Câu trả lời là không khỏi được hoàn toàn, mà người bệnh chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển bằng thuốc, phẫu thuật, thảo dược Đông y, vật lý trị liệu… Ngoài ra, kết hợp chế độ ăn và lối sống lành mạnh cũng là cách ngăn ngừa bệnh tiến triển, giảm bớt triệu chứng để người bệnh được nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.

Thống kê cho thấy, nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt, người bệnh liệt rung Parkinson có thể sống được thêm 30 - 40 năm, thậm chí có tuổi thọ cao hơn so với nhiều bệnh khác.

Bệnh Parkinson có chữa được không, sống được bao lâu là câu hỏi của nhiều người bệnh

Bệnh Parkinson có chữa được không, sống được bao lâu là câu hỏi của nhiều người bệnh

Xem thêm: Bệnh Parkinson có chữa được không? Có khỏi hẳn được không?

Điều trị bệnh Parkinson như thế nào cho hiệu quả?

Cách điều trị Parkinson hàng đầu là sử dụng thuốc tây, bên cạnh đó bổ sung thảo dược Đông y và có lối sống lành mạnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, trì hoãn tiến trình bệnh trở nặng.

Điều trị bằng Tây y

Các nhóm thuốc điều trị Parkinson đều có tác dụng làm tăng tín hiệu Dopamine, giảm lượng Acetylcholin và chống thoái hóa thần kinh. Các loại thuốc phổ biến trong điều trị Parkinson có thể kể đến như Levodopa, Artane, Amantadine...

Sau một thời gian sử dụng, hầu hết các thuốc Tây sẽ giảm tác dụng và ít ổn định hơn, tuy nhiên kết hợp quá trình điều trị thì thuốc vẫn giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. 

Thông tin cho bạn: Thuốc điều trị bệnh Parkinson và những lưu ý khi sử dụng 

Biện pháp không dùng thuốc

Chữa Parkinson bằng Đông y là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng

Chữa Parkinson bằng Đông y là phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng

Người bệnh Parkinson có lối sống lành mạnh, chế độ ăn phù hợp và tăng cường bổ sung các loại thảo dược giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 

Bạn nên tập cho mình thói quen sống lành mạnh như làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh lo âu, căng thẳng, ngủ đủ giấc… Điều này giúp tăng tiết Dopamine tự nhiên. Bên cạnh đó với chế độ ăn thường ngày, chuyên gia khuyến cáo người bệnh Parkinson nên bổ sung các thực phẩm giàu protein và lợi khuẩn probiotics. 

Theo GS. TS Lê Đức Hinh (nguyên chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam), để hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị và nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Thiên ma, Câu đằng

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, trong những thảo dược này có chứa các hoạt chất sinh học tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và làm ổn định quá trình dẫn truyền thần kinh. Đồng thời, Thiên ma và Câu đằng còn gián tiếp làm tăng nồng độ dopamine trong não, từ đó giúp giảm run tay chân, cứng cơ và các triệu chứng khó ngủ, táo bón do PD gây ra.

Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu biết cách kết hợp sinh hoạt điều độ, sử dụng thảo dược tự nhiên và thuốc tây thì bạn hoàn toàn có cơ hội tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hy vọng, bài viết hôm nay sẽ mang những thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi đáp về bệnh Parkinson, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhanh chóng hơn là gọi tới tổng đài 0981 238 218 để được các dược sĩ tư vấn!

Bài viết liên quan:

- [Giải đáp thắc mắc] Bị bệnh Parkinson sống được bao lâu?
- [Hỏi đáp] Bệnh Parkinson có di truyền, có lây không?
- [Cẩn trọng] 8 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh Parkinson

Nguồn tham khảo: parkinson, emedicine, webmd, youandparkinsons.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp