Nhiều người bệnh Parkinson được chỉ định điều trị bằng Sifrol (pramipexole) nhưng chưa nắm rõ thông tin về loại thuốc này. Dưới đây là tất cả những điều cần biết về thuốc điều trị Parkinson Sifrol, bao gồm công dụng, liều dùng và cách sử dụng hiệu quả nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

Sifrol là thuốc gì và dành cho ai?

Sifrol (pramipexole) là thuốc điều trị Parkinson và hội chứng chân không yên thuộc nhóm chất đồng vận Dopamine. Thuốc được sản xuất tại công ty Boehringer Ingelheim Pty Limited (Sydney, Úc).

Sifrol có 2 dạng bào chế với nhiều hàm lượng khác nhau, cụ thể như sau:

  • SIFROL phóng thích nhanh: 0.125mg; 0.18mg; 0.25mg; 1mg; 1.5mg
  • SIFROL ER (phóng thích kéo dài): 0.375mg; 0.75mg; 1.5mg; 2.25mg; 3mg; 3.75mg; 4.5mg

Sifrol có 2 dạng bào chế với nhiều hàm lượng khác nhau

Sifrol có 2 dạng bào chế với nhiều hàm lượng khác nhau

Sifrol không được sử dụng trong các trường hợp:

  • Bị dị ứng với pramipexole dihydrochloride monohydrate hoặc các thành phần khác của thuốc
  • Người dưới 18 tuổi
  • Phụ nữ đang cho con bú

Những người đang gặp vấn đề về thận, mắc bệnh tâm thần, huyết áp thấp hoặc rối loạn vận động cần trao đổi kỹ với bác sĩ khi được kê sử dụng thuốc này.

Công dụng của thuốc Sifrol với bệnh Parkinson

Sử dụng thuốc Sifrol sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh Parkinson như là run khi nghỉ, cứng đờ và chậm vận động.

Hoạt chất pramipexole trong Sifrol có đặc tính tương tự như chất dẫn truyền thần kinh dopamine, có thể “bắt chước” hoạt động của hormone này nên giúp khắc phục tình trạng bị thiếu hụt dopamine ở người bệnh Parkinson.

Thuốc có thể dùng đơn trị liệu trong giai đoạn đầu hoặc kết hợp với levodopa ở giai đoạn muộn (khi levodopa mất dần tác dụng). Việc kết hợp thuốc như vậy còn giúp kéo dài hiệu quả của levodopa và giảm tình trạng “bật - tắt” (giảm tác dụng cuối liều).

Thuốc Sifrol giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Sifrol (pramipexole) thường được bán với mức giá như sau:

  • Thuốc Sifrol 0.25mg: 10.500 đồng/1 viên
  • Thuốc Sifrol 0.75mg ER: 33.000 đồng/1 viên
  • Thuốc Sifrol 0.375mg: 18.000 đồng/1 viên

Thuốc cũng được bán rộng rãi ở các tiệm thuốc tây trên cả nước ví dụ như nhà thuốc Vinh Lợi, nhà thuốc Tâm Tín, siêu thị thuốc tây, nhà thuốc Long Châu… Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm địa chỉ mua và giá bán thuốc Sifrol tại đây: https://websosanh.vn/s/sifrol+0.htm

Sifrol (pramipexole) là thuốc kê đơn được bán tại các tiệm thuốc tây

Sifrol (pramipexole) là thuốc kê đơn được bán tại các tiệm thuốc tây

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng Sifrol

Nếu bạn được kê đơn Sifrol, đừng lo lắng vì loại thuốc này không khó sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Sifrol theo khuyến cáo của nhà sản xuất:

Liều dùng

Liều lượng thuốc sẽ được chỉ định khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Với bệnh Parkinson, bác sĩ sẽ dò liều bằng cách bắt đầu với liều thấp nhất và tăng dần cho đến khi giảm được triệu chứng. Thông thường, người bệnh sẽ dùng một viên Sifrol 0,125 mg ba lần một ngày. Liều tối đa là 4,5 mg Sifrol/ngày.

Bạn chỉ cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều chỉnh liều vì có thể khiến triệu chứng Parkinson đột nhiên trở nặng hoặc dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bác sĩ chỉ định ngưng thuốc, bạn cần giảm liều dần dần theo hướng dẫn.

Nếu bạn hoặc người thân đang điều trị Parkinson bằng thuốc Sifrol, đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi cho Dược sĩ để được tư vấn cách dùng thuốc an toàn nhất.

Cách dùng

Nên uống Sifrol (pramipexole) với một cốc nước đầy, có thể uống lúc đói hoặc trong bữa ăn. Bạn nên dùng cố định vào cùng thời điểm trong ngày (ví dụ, hàng ngày bạn đều uống vào lúc 7h sáng, 12h trưa và 18h tối). Điều này sẽ giúp bạn tránh bị quên thuốc và giúp cơ thể luôn được bổ sung lượng thuốc ổn định.

Nếu chẳng may quên thuốc, bạn có thể uống luôn khi nhớ ra, nhưng không nên uống sát với liều tiếp theo bởi có thể gây quá liều. Một số dấu hiệu quá liều bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, cử động bất thường không kiểm soát, ảo giác, kích động và chóng mặt hoặc choáng váng.

Người bệnh Parkinson nên uống Sifrol với nhiều nước

Người bệnh Parkinson nên uống Sifrol với nhiều nước

Các tác dụng phụ của Sifrol

Thuốc Sifrol có thể gây tác dụng phụ ở một số ít người. Khi sử dụng thuốc này để điều trị bệnh Parkinson, hãy lưu ý những tác dụng phụ sau đây:

Tác dụng phụ thường gặp

Khi mới bắt đầu điều trị bằng Sifrol, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Cảm thấy buồn nôn và nôn, khô miệng, táo bón hoặc tiêu chảy
  • Buồn ngủ, mệt mỏi, bồn chồn, đau đầu, mờ mắt.
  • Nhầm lẫn hoặc ảo giác (nhìn, cảm thấy hoặc nghe thấy những thứ không có ở đó)
  • Chóng mặt, đặc biệt là khi đứng dậy từ tư thế ngồi hoặc nằm (hạ huyết áp)
  • Sưng bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Co giật, giật hoặc quằn quại không kiểm soát được
  • Khó ngủ hoặc gặp ác mộng
  • Tăng hoặc giảm cân bất thường
  • Mất hoặc tăng ham muốn tình dục
  • Bị tư thế cúi người về phía trước

Đừng lo lắng khi gặp các tác dụng phụ này vì chúng sẽ giảm dần theo thời gian.

Tác dụng phụ nghiêm trọng (ít gặp)

Khi sử dụng Sifrol, nếu bạn bị mẫn cảm với thành phần của thuốc thì có thể gặp phải phản ứng dị ứng với các triệu chứng sau đây:

  • Ngứa hoặc phát ban trên da
  • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc các bộ phận khác của cơ thể
  • Thở gấp, thở khò khè hoặc khó thở.

Ở những người không mẫn cảm với thuốc, một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xảy ra như:

  • Hay quên, mất trí nhớ
  • Buồn ngủ quá mức, thường xuyên bị ngủ gật, ngất xỉu
  • Có các hành vi quá khích như nghiện cờ bạc, mua sắm, ăn uống và các hoạt động lặp đi lặp lại không có mục đích hoặc hoang tưởng.
  • Khó thở hoặc tức ngực, suy tim.

Khi có các triệu chứng trên, bạn nên nhờ người thân đưa đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Nên thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ nghiêm trọng của Sifrol

Nên thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ nghiêm trọng của Sifrol

Những lưu ý khi dùng Sifrol điều trị Parkinson

Để dùng Sifrol đạt hiệu quả cao nhất với tác dụng phụ ít nhất, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Thông báo cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng

Một số loại thuốc tây có thể làm giảm hiệu quả hoặc làm tăng tác dụng của Sifrol, chẳng hạn như:

  • Levodopa / carbidopa hoặc các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson khác (ví dụ: amantadine)
  • Thuốc điều trị huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim (ví dụ: digoxin, diltiazem, procainamide, quinidine, triamterene, verapamil, hydrochlorothiazide)
  • Thuốc dùng để điều trị bệnh tâm thần / rối loạn tâm thần
  • Metoclopramide (thuốc điều trị buồn nôn)
  • Một số thuốc điều trị loét dạ dày hoặc tá tràng (ví dụ: cimetidine hoặc ranitidine)
  • Một số thuốc kháng sinh (ví dụ trimethoprim, cephalosporin, penicillin)
  • Indometacin (thuốc điều trị viêm khớp)
  • Chlorpropamide (thuốc tiểu đường)

Kết hợp với thảo dược làm tăng hiệu quả điều trị

Theo GS.TS Lê Đức Hinh (nguyên Chủ tịch Hội Thần Kinh học Việt Nam), đối với bệnh Parkinson, nên điều trị “bằng cả hai chân” - tức là kết hợp cả các thuốc Tây y với các thảo dược Đông y để tối ưu hiệu quả điều trị.

Trong Đông y có hai vị thảo dược được ca tụng về tác dụng giảm run tay chân, phục hồi vận động cho người bệnh Parkinson, đó là Thiên ma và Câu đằng. Việc kết hợp Thiên ma, Câu đằng với thuốc Tây y sẽ đem lại những lợi ích sau đây:

  • Tạo tác động hiệp đồng, đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn
  • Hoạt tính an toàn của thảo dược sẽ giúp khắc phục một số tác dụng phụ của thuốc tây
  • Thiên ma và Câu đằng giúp kéo dài hiệu quả của thuốc tây (vốn sẽ bị giảm đi sau vài năm), nhờ đó người bệnh sẽ tránh phải tăng liều thuốc theo thời gian

Nên dùng Sifrol với bộ đôi thảo dược hỗ trợ cải thiện bệnh Parkinson

Nên dùng Sifrol với bộ đôi thảo dược hỗ trợ cải thiện bệnh Parkinson

Bạn có thể sử dụng các thảo dược này bằng cách mua về sắc uống thủ công, hoặc tốt nhất nên tìm mua các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson có chứa Thiên ma, Câu đằng kết hợp với các thành phần dược liệu khác.

Những lưu ý cần nhớ khác

  • Khi sử dụng thuốc Sifrol, bạn nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc bởi thuốc này có thể gây buồn ngủ quá mức hoặc ngủ gật dẫn tới tai nạn.
  • Không uống thuốc cùng với rượu vì sẽ làm tăng tác dụng phụ.
  • Thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng (biểu hiện choáng váng, chóng mặt). Vì vậy, bạn cần thay đổi tư thế từ nằm/ngồi sang đứng một cách từ từ.
  • Tốt nhất nên uống thuốc lúc đói, nhưng nếu bạn bị buồn nôn hoặc khó chịu đường tiêu hóa, hãy chuyển sang dùng cùng bữa ăn để giảm các tác dụng phụ này.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Cần chú ý đến cơ thể của mình, khi có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào khiến bạn lo ngại, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về thuốc Sifrol. Nếu bạn hoặc người thân đang điều trị bệnh Parkinson bằng loại thuốc này, hãy áp dụng ngay những hướng dẫn trong bài viết để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn nhé.

Xem thêm: 

- Những phương pháp điều trị bệnh Parkinson [cập nhật mới nhất]

- 6 bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn

Tham khảo: boehringer-ingelheim.com, news-medical.net, parkinsonsnewstoday.com, drugs.com, go.drugbank.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp