Tập thể dục là điều không thể thiếu để tạo nên cuộc sống khỏe mạnh cho mọi người. Tuy nhiên tập thể dục với bệnh Parkinson được ví như một liều thuốc tự nhiên để kiểm soát triệu chứng, duy trì khả năng vận động và sự cân bằng của cơ thể. Vì vậy, dù bạn đang ở giai đoạn của bệnh parkinson thì cũng đừng bỏ qua các thông tin dưới đây.

Bạn nên duy trì tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để đem lại hiệu quả tối ưu 

Bạn nên duy trì tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để đem lại hiệu quả tối ưu 

Tập luyện đem lại lợi ích gì cho người bệnh Parkinson

Các chuyên gia cho biết, tập luyện từ 30 - 45 phút mỗi ngày sẽ giúp các cơ bắp dẻo dai, linh hoạt hơn, giảm độ cứng, giảm run và dần dần người bệnh sẽ đi lại, cầm nắm đồ vật dễ dàng hơn.

Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên còn giúp người bệnh vui vẻ, phấn chấn hơn, cải thiện nhu động ruột và làm giảm nguy cơ trầm cảm.

Gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy, việc chọn đúng loại hình và cường độ tập luyện có thể làm chậm, thậm chí đảo ngược tiến trình của bệnh Parkinson.

Các bài tập tốt cho người bệnh Parkinson

Đi bộ, chạy bộ hình thức phổ biến và dễ thực hiện nhất

Đây là hình thức tập luyện đơn giản phổ biến nhất. Không chỉ giảm triệu chứng và phục hồi khả năng vận động mà đi bộ, chạy bộ còn làm tăng lưu thông máu, tăng thông khí phổi, tăng hoạt động của hệ tim mạch, từ đó giúp nâng cao sức khỏe toàn trạng cho người Parkinson.

Yoga, thiền định rất tốt cho sức khỏe tinh thần

Yoga là bài tập kết hợp hài hòa giữa thể chất và tinh thần, không chỉ đòi hỏi sức mạnh, sức dẻo của cơ bắp mà yoga còn tập trung vào hơi thở (thở bằng bụng) và điều khí từ bên trong. Điều này giải thích vì sao yoga vừa cải thiện được khả năng vận động, vừa giảm bớt tâm trạng lo âu, căng thẳng, giúp người bệnh điều tiết tâm lý và ngủ sâu giấc hơn.

Bên cạnh tập yoga, người bệnh có thể lựa chọn một số hình thức tương tự như tập khi công tập thiền tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích cá nhân.

Tập yoga là giúp giảm triệu chứng và cải thiện tinh thần của người bệnh Parkinson

Tập yoga là giúp giảm triệu chứng và cải thiện tinh thần của người bệnh Parkinson

Đạp xe giúp đôi chân nhanh nhạy hơn

Các nghiên cứu nhỏ về tác dụng của việc đạp xe đối với những người Parkinson cho thấy, đạp xe giúp cải thiện tốc độ di chuyển, sải bước chân và khả năng giữ thăng bằng cơ thể. Tuy nhiên, với những người bị rối loạn nặng về thăng bằng thì nên bắt đầu tập luyện với xe đạp 3 bánh hoặc các máy tập thể dục đạp xe để phòng ngừa nguy cơ té ngã.

Khiêu vũ làm tăng sự khéo léo của cơ thể

Khiêu vũ sẽ giúp cải thiện về tính linh hoạt, khéo léo trong bước đi, dáng đứng, cải thiện sự phối hợp giữa tay, chân và các bộ phận khác trở nên nhịp nhàng, chính xác hơn.

Việc nghe nhạc khi khiêu vũ sẽ giúp thư giãn tinh thần, làm tăng sự giao tiếp và kết nối mọi người, từ đó cải thiện nhận thức, tăng cường trí nhớ và giảm nguy cơ trầm cảm.

Tập tạ giúp giảm độ cứng của cơ bắp

Nâng tạ giúp chống lại kháng lực của cơ bắp do sự rối loạn trương lực cơ (cứng cơ) gây nên. Việc tăng dần trọng lượng tạ còn làm tăng sức mạnh của cơ bắp. Tuy nhiên người bệnh không nên tập quá gắng sức. Bởi nếu chịu áp lực quá cao có thể khiến tay chân bị run nhiều hơn.

Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể đến các trung tâm phục hồi chức năng, vật lý trị liệu để được tập luyện dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Người bệnh Parkinson nên chọn lựa mức tạ phù hợp với thể trạng và tăng dần mức độ khi tập luyện để giảm run, co cứng cơ hiệu quả hơn

Người bệnh Parkinson nên chọn lựa mức tạ phù hợp với thể trạng và tăng dần mức độ khi tập luyện để giảm run, co cứng cơ hiệu quả hơn

Lời khuyên cho bệnh nhân Parkinson khi tập luyện

Đối với người bệnh parkinson, do khả năng giữ thăng bằng kém, tay chân run rẩy và dễ bị té ngã, vì vậy khi tập luyện cần hết sức lưu ý những điều sau:

- Luôn khởi động trước khi bắt đầu tập luyện.

- Không nên tập luyện ở những nơi sàn trơn hoặc ánh sáng kém.

- Nếu có nguy cơ ngã hoặc chuột rút, người bệnh cần lựa chọn các bài tập ở tư thế ngồi; hoặc bám vào ghế khi thực hiện các bài tập đứng. Không thực hiện các bài tập trên sàn nếu không thể tự đứng dậy; chỉ tập luyện khi có người thân ở nhà và họ có thể giúp đỡ khi cần thiết.

 - Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi hay đau đớn, hãy dừng lại tạm nghỉ.

Tập thể dục cho người bệnh Parkinson đòi hỏi cả một quá trình kiên trì, các triệu chứng không thể cải thiện trong ngày một ngày hai được mà cần thời gian để thay đổi từ từ. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn các bài tập theo sở thích, có thể kết hợp nhiều môn thể thao và cố gắng duy trì mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt.

Xem thêm: 

[Cực chi tiết] Cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson tại nhà

Thuốc điều trị bệnh Parkinson và những lưu ý khi sử dụng 

Nguồn:

https://parkinsonsdisease.net/treatment/exercise/

https://www.webmd.com/parkinsons-disease/guide/parkinsons-exercise

https://www.healthxchange.sg/video/fitness-exercise/balance-exercises-parkinson-disease

--------------------------------------------------------------------

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày, mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp, trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Thực phẩm Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay

Với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp