Sự ra đời của thuốc levodopa vào năm 1960 được coi là bước đột phá trong điều trị bệnh Parkinson. Mặc dù là thuốc Parkinson được kê đơn nhiều nhất trên thế giới nhưng nhiều người bệnh parkinson vẫn chưa hiểu biết nhiều về levodopa - những lợi ích, tác dụng phụ của thuốc cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả.

Trong bài viết này, hãy cùng vuonglaokien.co tìm hiểu toàn bộ những thông tin cần biết về thuốc levodopa, để việc điều trị bệnh Parkinson trở nên dễ dàng và an toàn hơn nhé!

Levodopa là thuốc trị bệnh Parkinson được sử dụng rất phổ biến

Levodopa là thuốc trị bệnh Parkinson được sử dụng rất phổ biến

Levodopa là thuốc gì?

Levodopa (L-DOPA) là thuốc điều trị triệu chứng cho người bệnh Parkinson. Bản chất levodopa là một axit amin tiền thân của Dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh vận động bị thiếu hụt do bệnh Parkinson. Sự thiếu hụt Dopamine là nguyên nhân gây ra hàng loạt triệu chứng của bệnh Parkinson, như run tay chân, cứng đờ, vận động chậm,…

Người bệnh Parkinson không thể bổ sung trực tiếp Dopamine vì chúng có kích thước lớn, không thể đi qua hàng rào máu não. Levodopa với kích thước nhỏ hơn lại dễ dàng làm được điều này. Sau khi đi vào não, levodopa được chuyển hóa thành Dopamine nhờ tác động của enzyme DOPA decarboxylase. Thuốc levodopa còn được biết đến với tên gọi là “thuốc thay thế Dopamine”.

Levodopa là thuốc đầu bảng trong điều trị Parkinson

Levodopa là thuốc đầu bảng trong điều trị Parkinson

Thuốc Levodopa có tác dụng gì với bệnh Parkinson?

Levodopa giúp người bệnh Parkinson giảm các triệu chứng run rẩy, cứng cơ và rối loạn vận động, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây là thuốc đầu bảng trong điều trị Parkinson và được đánh giá cao nhất về hiệu quả cải thiện triệu chứng về vận động của bệnh.

Tuy nhiên, thuốc không giải quyết được tất cả các triệu chứng mà người bệnh Parkinson gặp phải. Khả năng giữ thăng bằng và các triệu chứng không thuộc vận động như khó ngủ, mất ngủ, táo bón, giảm chức năng khứu giác… có thể không giảm khi dùng levodopa.

Thuốc Levodopa gồm có những loại nào?

Các loại thuốc levodopa phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Sinemet, Stalevo, Madopar, Syndopa 275, Parcopa, Duopa, Rytary.

Tất cả các loại thuốc này đều kết hợp levodopa với carbidopa hoặc benserazide. Đây là các thuốc có tác dụng “bảo vệ” levodopa, giúp levodopa không bị phân hủy trước khi qua hàng rào máu não. Nhờ đó, tác dụng của levodopa được duy trì lâu hơn, người bệnh cũng giảm được các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như buồn nôn và nôn.

Sinemet

  • Thành phần hoạt chất: carbidopa / levodopa
  • Hàm lượng: 10/100 mg, 25/100 mg, 25/250 mg
  • Dạn bào chế: viên nén giải phóng tức thì (thuốc được giải phóng tất cả cùng một lúc sau khi uống)

Thuốc Sinemet chứa levodopa và carbidopa
Thuốc Sinemet chứa levodopa và carbidopa

Ngoài ra, Sinemet còn có dạng viên nén phóng thích có kiểm soát là Sinemet CR (thuốc giải phóng vào cơ thể theo nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ. Điều này giúp giữ cho lượng thuốc trong cơ thể luôn ổn định theo thời gian).

Cinemet CR có thành phần hoạt chất: carbidopa / levodopa, hàm lượng: 25/100 mg hoặc 50/200 mg.

Hiện nay, Sinemet CR không còn được sản xuất nữa do có ít bệnh nhân Parkinson lựa chọn điều trị bằng thuốc này. Tuy nhiên, việc ngừng sản xuất không liên quan đến vấn đề an toàn nên bạn hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng Sinemet CR nếu được chỉ định.

Stalevo

  • Thành phần hoạt chất: levodopa / carbidopa / entacapone
  • Hàm lượng: 50/12,5/200 mg; 75/18,75/200 mg; 100/25/200 mg; 125/31,25/200 mg; 150/37,5/200 mg; 200/50/200 mg
  • Dạng bào chế: Viên nén

Thuốc Stalevo có nhiều hàm lượng khác nhau

Thuốc Stalevo có nhiều hàm lượng khác nhau

Syndopa 275

  • Thành phần hoạt chất: carbidopa / levodopa
  • Hàm lượng: 25 / 250 mg
  • Dạng bào chế: Viên nén

Nếu bạn đang điều trị bệnh Parkinson bằng thuốc levodopa, hãy liên hệ ngay với Dược sĩ để được tư vấn cách sử dụng an toàn, hiệu quả nhất!

Madopar

  • Thành phần hoạt chất: levodopa / benserazide
  • Hàm lượng: 50 mg/12.5 mg; 100 mg/25 mg; 200 mg/50 mg;
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng, viên nén

Thông tin cho bạn: Thông tin từ A-Z về thuốc Madopar điều trị Parkinson

Các loại thuốc Levodopa khác

Ngoài Sinemet, Stalevo, Syndopa 275 và Madopar được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, levodopa còn có mặt trong các thuốc sau:

Parcopa

  • Thành phần hoạt chất: carbidopa / levodopa
  • Hàm lượng: 10/100 mg, 25/100 mg, 25/250 mg
  • Dạng bào chế: viên nén rã trong miệng (viên thuốc có thể tan nhanh chóng khi ngậm trong miệng, người bệnh không phải uống cùng nước)

Duopa (Duodopa)

  • Thành phần hoạt chất: carbidopa / levodopa
  • Hàm lượng: 4,86 / 20 mỗi ml.
  • Dạng bào chế:  dạng gel, được truyền trực tiếp đến ruột non bằng một ống thông qua màng bụng (PEG), có gắn thiết bị bơm tự động để đưa thuốc vào cơ thể trong suốt 16h mỗi ngày. Khác với thuốc hấp thu đường uống, Duopa không đi qua dạ dày, dạng gel cũng giúp cho việc hấp thu thuốc tại ruột non trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, nhờ đó tăng hiệu quả kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Thuốc Duopa chứa levodopa dạng gel được đưa trực tiếp vào ruột non

Thuốc Duopa chứa levodopa dạng gel được đưa trực tiếp vào ruột non

Rytary

  • Thành phần hoạt chất: carbidopa / levodopa
  • Hàm lượng: 23,75 / 95 mg; 36,25 / 145 mg; 48,75 / 195 mg; 61,25 / 245 mg
  • Dạng bào chế: viên nang giải phóng kéo dài (chứa các hạt của cả hai loại thuốc hòa tan và được hấp thụ ở các tỷ lệ khác nhau. Điều này có thể cải thiện thời gian “bật” trong khi cần ít liều thuốc hơn

Thuốc levodopa giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Tùy theo nhà sản xuất và hàm lượng thành phần, giá thuốc levodopa sẽ dao động khoảng 10.000 đến 25.000/viên. Dưới đây là bảng giá tham khảo:

Thuốc

Hàm lượng

Giá bán

Sinemet

Levodopa: 250mg

Carbidopa: 25mg

450.000 VNĐ/hộp 30 viên

Stalevo

Levodopa: 100mg

Carbidopa: 25mg

Entacapone: 200mg

2.000.000 VNĐ/hộp 100 viên

Levodopa: 150mg

Carbidopa: 37.5mg

Entacapone: 200mg

2.500.000 VNĐ/hộp 100 viên

Syndopa 275

Levodopa: 250mg

Carbidopa: 25mg

Dao động từ 220.000 VNĐ đến 250.000 VNĐ/hộp 50 viên

Madopar

Levodopa: 200mg

Benserazide: 50mg

Dao động từ 260.000 VNĐ đến 350.000 VNĐ/hộp 30 viên

Levodopa: 100mg

Benserazide: 25mg

300.000 VNĐ/hộp 100 viên

Người bệnh Parkinson có thể mua thuốc chứa levodopa (theo đơn của bác sĩ) tại các hiệu thuốc như: Nhà thuốc Ngọc Anh, Nhà thuốc Lưu Anh, nhà thuốc Từ Phương, nhà thuốc Tâm Tín… hoặc các nhà thuốc trong bệnh viện.

Liều dùng levodopa cho người bệnh Parkinson

Liều dùng levodopa sẽ thay đổi tùy theo loại thuốc và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh. Dưới đây là liều dùng tham khảo theo hướng dẫn của nhà sản xuất:

Thuốc

Liều dùng tham khảo

Sinemet

  • Sinemet (25mg carbidopa / 100mg levodopa): Liều khởi đầu là 1 viên 3 lần mỗi ngày. Có thể tăng thêm 1 viên mỗi ngày nếu cần. Liều tối đa là 8 viên/ngày.
  • Sinemet (10mg carbidopa / 100mg levodopa): Có thể bắt đầu với 1 viên, 3 – 4 lần mỗi ngày.

Stalevo

  • Liều khởi đầu: Theo chỉ định của bác sĩ.
  • Liều dùng tối ưu: 150- 1600mg levodopa/ngày, tùy thuộc vào nhu cầu hàng ngày của từng người.
  • Tối đa 8 viên / ngày.

Syndopa 275

  • Liều khởi đầu: 1/2 viên.
  • Liều duy trì: Uống 1 viên cho 1 lần, 3 - 4 lần trong ngày. Nếu cần thiết, có thể tăng mỗi ngày 1 viên.
  • Liều tối đa: không quá 8 viên Syndopa/ngày.

Madopar

  • Ðiều trị khởi đầu: 62,5 mg x 3 - 4 lần/ngày, sau đó tăng dần tùy theo đáp ứng bệnh nhân. Thông thường hiệu quả đạt ở liều 500 - 1000 mg/ngày chia làm 3 hoặc nhiều liều.
  • Ðiều trị duy trì: 500 - 700 mg/ngày chia làm 3 hoặc nhiều lần.

Bạn nên uống thuốc đúng liều theo chỉ thị của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hay tăng liều để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị.

Cách sử dụng levodopa hiệu quả nhất

  • Protein sẽ cạnh tranh hấp thu với levodopa, làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó không sử dụng thuốc chứa levodopa cùng các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, tôm, cua... Tốt nhất nên uống thuốc trước khi ăn khoảng 30 - 60 phút hoặc sau khi ăn 2 giờ.
  • Người bệnh có thể sử dụng đồng hồ báo thức để tránh quên liều. Nếu lỡ quên 1 liều, hãy uống bù trong thời gian sớm nhất có thể, nhưng nếu sát giờ sử dụng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và trở về lịch uống thuốc hàng ngày. Không sử dụng liều gấp đôi.
  • Nếu người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, không nên nghiền nhỏ viên thuốc để uống bởi có một số dạng thuốc được bào chế dưới dạng giải phóng kéo dài, tức là thay vì phải uống 2 - 3 viên mỗi ngày thì nhà sản xuất đã gộp các lượng thuốc đó vào cùng một viên thuốc và bào chế dưới dạng đặc biệt để lượng thuốc giải phóng từ từ suốt cả ngày. Việc nghiền nhỏ viên thuốc sẽ phá vỡ cấu trúc bào chế đó dẫn đến tình trạng quá liều, gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Trước khi muốn thay đổi bất cứ điều gì liên quan đến việc dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.

Các tác dụng phụ của levodopa      

Cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác, levodopa cũng mang lại một số tác dụng không mong muốn đối với cơ thể. Cụ thể như sau:

Tác dụng phụ thường gặp

Chán ăn, buồn nôn và nôn

Tác dụng phụ này thường xuất hiện khi mới sử dụng levodopa. Bạn có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc uống ngay 1 cốc trà gừng khi cảm thấy buồn nôn.

Hạ huyết áp tư thế

Người bệnh có thể cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế như ngồi xuống hay đứng lên một cách đột ngột khi dùng levodopa.

Để khắc phục tác dụng phụ này, bạn nên thay đổi tư thế một cách từ từ, không nên ngồi dậy ngay lập tức sau khi thức giấc, thay vì quay người ngược về sau thì người bệnh nên đi vòng và từ từ để nhìn về phía sau.

Thuốc levodopa có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng

Thuốc levodopa có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng

Rối loạn vận động

Do thuốc làm tăng nồng độ dopamine trong não nên có thể gây co giật cơ, múa giật; khó kiểm soát các chuyển động cơ ở chi, mặt, miệng, lưỡi và cổ. Khi đó hãy nói với bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.

Buồn ngủ

Người đang dùng levodopa nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc, thận trọng khi dùng cùng thuốc khác có tác dụng gây buồn ngủ hoặc rượu.

Thay đổi tâm lý và nhận thức

Bạn có thể cảm thấy chán nản, nhầm lẫn, ảo giác hoặc có ý nghĩ bất thường, nghiện cờ bạc, mua sắm, tăng ham muốn tình dục và chứng cuồng dâm… khi dùng thuốc. Khi này, hãy hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.

Thay đổi màu sắc của nước tiểu và dịch tiết

Nước tiểu, mồ hôi, nước bọt của người uống levodopa có thể có màu đỏ. Điều này đôi khi sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đường huyết, nước tiểu. Vì vậy bạn trao đổi với bác sĩ xét nghiệm rằng mình đang sử dụng levodopa.

Tác dụng phụ ít gặp

Ảnh hưởng tới các cơ quan khác

Thuốc có thể gây loét dạ dày, nhịp tim nhanh, rối loạn về số lượng thành phần tế bào máu, tăng nhãn áp. Vì vậy hãy thường xuyên kiểm tra chức năng gan, thận, máu, mắt và tim trong quá trình sử dụng.

Hội chứng cai thuốc

Dừng đột ngột levodopa có thể gây ra hội chứng cai thuốc với các biểu hiện như không thể di chuyển hoặc khó thở. Nếu muốn ngưng dùng thuốc, bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ.

Nhờn thuốc

Levodopa thường giảm dần hiệu quả sau khoảng 3-5 năm điều trị, vì vậy phải tăng liều hoặc kết hợp thêm thuốc khác để duy trì lợi ích tối đa. Người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề này, không tự ý tăng liều để tránh những tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra.

Sau một thời gian sử dụng, levodopa sẽ bị giảm dần tác dụng

Sau một thời gian sử dụng, levodopa sẽ bị giảm dần tác dụng

Những lưu ý khi dùng levodopa điều trị Parkinson

Nếu bạn đang được bác sĩ chỉ định điều trị bằng levodopa, những nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn dùng thuốc an toàn và hiệu quả:

Thông báo cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng

Levodopa có thể có tương tác với các loại thuốc nhất định như vitamin B6, sắt, thuốc chống trầm cảm hay các thuốc nhuận tràng. Vì vậy, một điều bạn cần nhớ là hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng kể cả thuốc điều trị các bệnh mắc kèm, thuốc bổ hay các vitamin để bác sĩ cân nhắc và điều chỉnh liều thuốc nếu cần.

Kết hợp với thảo dược làm tăng hiệu quả điều trị

Theo nghiên cứu của Đại học Y Đài Bắc – Đài Loan, thảo dược Câu đằng có khả năng ức chế Monoamine oxidase B (MAO-B) - enzym phân hủy Dopamine, nhờ đó gián tiếp làm tăng nồng độ Dopamine trong não. Chính vì vậy, khi sử dụng thảo dược này cùng với thuốc levodopa sẽ giúp kéo dài hiệu quả của thuốc.

Ngoài Câu đằng, một số thảo dược khác như Thiên ma, Câu kỷ tử, Đinh lăng, Mẫu lệ… cũng đã được chứng minh hiệu quả cải thiện bệnh Parkinson. Các chuyên gia thần kinh cũng công nhận rằng, sự kết hợp của thuốc Tây y với các thảo dược tự nhiên là giải pháp giúp giảm triệu chứng của bệnh Parkinson và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Kết hợp thảo Thiên ma, Câu đằng giúp làm tăng hiệu quả của levodopa

Kết hợp thảo Thiên ma, Câu đằng giúp làm tăng hiệu quả của levodopa

Sự có mặt của levodopa đã giúp cho rất nhiều người bệnh Parkinson cải thiện tình trạng rối loạn vận động và trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Nếu có băn khoăn trong quá trình sử dụng thuốc levodopa, bạn hãy gọi tới tổng đài 0981.238.218 để được dược sĩ tư vấn.

Xem thêm: 

- Những phương pháp điều trị bệnh Parkinson [cập nhật mới nhất]

- 6 bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn

Tham khảo: parkinson.org , parkinsons.org.uk

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp