Tự nhiên bị run người có thể là dấu hiệu nhận biết căn bệnh gì? Liệu đây có thể do bệnh Parkinson gây ra không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay.

Người bị run là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua

Người bị run là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua

Người bị run rẩy là gì?

Run người (run toàn thân) là hiện tượng co cơ không tự chủ theo nhịp điệu gây rung lắc ở một hoặc nhiều bộ phận cơ thể. Triệu chứng rung lắc có thể dai dẳng chỉ ảnh hưởng đến một vùng của cơ thể hoặc thay đổi và ảnh hưởng đến nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Run người cũng có thể di chuyển và ảnh hưởng đến nhiều vùng cơ thể lặp đi lặp lại.

Run người cảnh báo bệnh gì?

Run người trong thời gian ngắn không quá nghiêm trọng, nhưng run kéo dài thì đây có thể là run người do các bệnh lý thần kinh

Run người trong thời gian ngắn không quá nghiêm trọng, nhưng run kéo dài thì đây có thể là run người do các bệnh lý thần kinh

Thông thường, run người có thể là do nguyên nhân sinh lý (bình thường) như nhưng cũng có thể là do bệnh lý thần kinh, các vấn đề sức khỏe bất thường.

  • Với run người bình thường (sinh lý): Tình trạng cánh tay, bàn tay, bàn chân, lưng, đầu thậm chí là toàn bộ cơ thể bạn cảm thấy run rẩy khi vận động quá sức hay duy trì một hoạt động nào đó và run biến mất thì nghỉ ngơi thì hoàn toàn bình thường. 
  • Với run người bệnh lý: Đây là kiểu run thường dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, run kéo dài và quy luật run cơ thể rất đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Một số bệnh lý gây run người thường gặp là bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng (MS), chứng run tiểu não, run sau tai biến, run sau chấn thương sọ não/ chấn thương đầu… 

Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có thể gây run cơ thể như Amiodarone, Amphetamine, thuốc hen suyễn, atorvastatin, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống trầm cảm… Hãy lên lạc với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu cơ thể bất thường.

Bạn gặp tình trạng run người, cơ thể run rẩy mà không rõ nguyên nhân? Hãy liên lạc với chuyên gia để được tư vấn giải đáp cụ thể.

ĐT-218-vlk.jpg 

Các yếu tố khiến run người tăng nặng hơn 

Sau đây là những yếu tố có thể khiến tình trạng run người nghiêm trọng hơn mà bạn nên tránh:

  • Chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ
  • Yếu tố tâm lý như tức giận, lo lắng, hồi hộp, lo âu, căng thẳng…

Bị run người có nguy hiểm không?

Với tình trạng run người sinh lý thì không quá nguy hiểm, run có thể tự khỏi mà không cần điều trị. 

Ngược lại, với run người do bệnh lý nếu không được điều trị sớm thì triệu chứng sẽ tăng nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, chẳng hạn như: Không thể tự vệ sinh cá nhân, ăn uống hay cầm nắm, viết vẽ như bình thường. Lúc này toàn bộ sinh hoạt của người mắc bệnh sẽ phải phụ thuộc vào người khác. 

Run người không được can thiệp điều trị sớm sẽ gây ra những ảnh nặng nề không thể phục hồi cho người bệnh. Hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả.

ĐT-218-vlk.jpg 

Cách điều trị run người hiệu quả, an toàn

Để cải thiện tình trạng run tay, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng thảo dược giảm run và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).

Thay đổi lối sống

Đây là phương pháp đầu tiên và bắt buộc mà các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện để giảm run người. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia thần kinh để giảm run hiệu quả:

  • Không uống rượu bia, cà phê, trà đặc hay nước tăng lực. Không hút thuốc lá. Đây là những yếu tố hàng đầu gây kích thích hệ thần kinh và khiến cho tình trạng run nặng lên.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc, ăn đủ bữa, đủ chất và tích cực vận động hàng ngày
  • Căng thẳng cũng kích thích cơn run tay, bạn có thể hít sâu thở chậm hoặc nghe nhạc thư giãn mỗi khi căng thẳng.

Sử dụng thuốc điều trị chứng run

Thuốc điều trị run được áp dụng trong trường hợp run người do bệnh lý. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây run mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh những loại thuốc phù hợp, phổ biến nhất là thuốc Levodopa điều trị Parkinson, thuốc chẹn beta điều trị run vô căn, thuốc an thần… Một lưu ý cho bạn là thuốc Tây chỉ giúp giảm triệu chứng run chứ không chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định và kết hợp tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi đáp ứng thuốc.

Xem thêm: Thuốc điều trị chứng run & những thông tin quan trọng cần biết! 

Sử dụng thảo dược làm giảm run người

Theo GS.TS Lê Đức Hinh - nguyên Chủ tịch Hội Thần Kinh học Việt Nam, đối với tình trạng run người, rung lắc cơ thể nên kết hợp cả các thuốc Tây y với các thảo dược Đông y để cải thiện triệu chứng một cách an toàn và hiệu quả.

Trong Đông y có hai vị thảo dược được ca tụng về tác dụng giảm run tay là Thiên ma và Câu đằng. Việc kết hợp Thiên ma, Câu đằng với thuốc Tây y sẽ hỗ trợ làm tăng hiệu điều trị run tay và mang lại các lợi ích như:

  • Giúp an thần, trấn tĩnh, giảm căng thẳng, lo âu.
  • Giúp tăng cường các yếu tố nuôi dưỡng (tương tự như tiền chất dinh dưỡng thần kinh),  giảm độc tố gây hại thần kinh não bộ.

Thiên ma - Câu đằng được mệnh danh là “bộ đôi thuốc quý giảm chứng run từ thiên nhiên”

Thiên ma - Câu đằng được mệnh danh là “bộ đôi thuốc quý giảm chứng run từ thiên nhiên”

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy sự phối hợp của Thiên ma, Câu đằng trong các sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng run sẽ giúp cải thiện hiệu quả chứng run người, run tay chân, run đầu cổ, nói run run, đi lại run rẩy và phục hồi khả năng vận động của cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn giải đáp được câu hỏi bị run người là bệnh và nắm được cách điều trị run hiệu quả. Nếu bạn gặp triệu chứng run người, đừng quá lo lắng vì chỉ cần tìm đúng nguyên nhân và chữa trị đúng hướng, bệnh chắc chắn sẽ cải thiện.

Run người hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn bệnh tiến triển từ sớm nếu điều trị đúng cách. Liên hệ ngay với chuyên gia thần kinh để được tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả.

ĐT-218-vlk.jpg 

Nguồn tham khảo:

medicalnewstoday.com/articles/body-tremors,

clevelandclinic.org/health/diseases/11886-essential-tremor

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp