Chắc hẳn không ít người vẫn đang băn khoăn run tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ lý do cụ thể cũng như cách chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây run chân tay.

Run tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Run tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nhận dạng các nguyên nhân gây run chân tay

Tình trạng tay chân run rẩy có thể xảy ra do những nguyên nhân nbệnh Parkinson, rối loạn thần kinh thực vật, thoái hóa, di chứng sau tai biến mạch máu não, run vô căn... Với mỗi nguyên nhân gây run chân tay, đặt điểm của triệu chứng run sẽ có sự khác nhau.

Bệnh Parkinson

Đây là một trong những nguyên nhân gây run tay chân ở người già phổ biến nhất. Bệnh Parkinson xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt Dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh làm nhiệm vụ khởi đầu vận động và tinh chỉnh vận động.

  • Đặc điểm của run chân tay do Parkinson: Ban đầu là run ở 1 bên tay khi nghỉ (run tĩnh trạng), tăng khi cơ thể đang nghỉ ngơi (ngồi, nằm im) và giảm khi hoạt động (cầm cốc nước, lau quét nhà, viết lách, đi đứng,...). Tuy nhiên khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể bị run cả khi nghỉ và khi vận động. Run thường khởi phát ở đầu ngón cái và ngón trỏ, sau đó tiến thẳng xuống chân cùng bên rồi sang nửa người đối diện. Tần số run khoảng từ 4 - 7 lần/ 1 giây (biên độ và nhịp rất đều đặn).
  • Cách chẩn đoán bệnh Parkinson: Chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng. Ngoài run, người bệnh thường có dáng đi lệt sệt, không vững vàng, chậm vận động, co cứng cơ, luôn cúi khom người và dễ bị ngã. Thêm vào đó, họ thường xuyên mất thăng bằng, không giữ được tư thế, hay xoay vòng, rối loạn giấc ngủ, mất mùi, táo bón...

Bệnh Parkinson nguy hiểm không chỉ bởi triệu chứng run tay chân mà còn bởi tính chất tiến triển nặng dần thời thời gian. Hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả.

 

Rối loạn thần kinh thực vật

Triệu chứng run tay chân cũng là một dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật (RLTKTV). Bệnh này xảy ra nhiều ở giới trẻ có độ tuổi từ 20-35, thậm chí trẻ hơn.

  • Đặc điểm của run chân tay do RLTKTV: Xuất hiện khi hồi hộp, lo sợ, đứng trước đám đông, sự kiện quan trọng nào đó. Triệu chứng sẽ giảm và hết ngay trong trường hợp cơ thể thoải mái, thư giãn, nghỉ ngơi. Ngoài ra, run chân tay do RLTKTV thường đi kèm với các biểu hiện như tim đập nhanh, hồi hộp, hoảng sợ, khó thở và đổ nhiều mồ hôi.
  • Cách chẩn đoán bệnh rối loạn thần kinh thực vật: Chủ yếu dựa vào khám sức khỏe cận lâm sàng. Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh RLTKTV bằng cách test đánh giá chức năng hệ thần kinh tự chủ thông qua các máy điện cơ.

Tình trạng run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật thường gặp ở giới trẻ

Tình trạng run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật thường gặp ở giới trẻ

Thoái hóa và suy giảm chức năng não bộ

Tình trạng thoái hóa, suy giảm chức năng não bộ cũng có thể khiến bạn bị run tay, run chân.

  • Đặc điểm của run chân tay do tổn thương não: Cơ thể bị rối loạn phối hợp các động tác, mất dần khả năng định hướng. Các cơ bị yếu dần đi, chân tay run rẩy, hay bị chuột rút. Bạn sẽ thấy khó kiểm soát cơ thể khi run, thậm chí là dễ bị té ngã và gây ra chấn thương khác.
  • Cách chẩn đoán bệnh: Chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng. Các cơ của người bệnh bị yếu dần đi, chân tay run rẩy, hay bị chuột rút. Bạn sẽ thấy khó kiểm soát cơ thể khi run, thậm chí là dễ bị té ngã và gây ra chấn thương khác.

Di chứng sau tai biến mạch máu não (đột quỵ)

Bệnh run tay chân sau đột quỵ thường xảy ra do mạch máu nhỏ trong não bộ bị tổn thương. Theo đó, tình trạng này sẽ có đặc điểm và cách chẩn đoán sau đây:

  • Đặc điểm của run tay chân sau đột quỵ: Triệu chứng xuất hiện khi cơ thể đang hoạt động (cầm, nắm, đi đứng...). Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị run ngay cả khi nghỉ ngơi (run tư thế). Ngoài biểu hiện tay chân thường xuyên run rẩy, người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Cơ mắt bị co giật, suy giảm trí nhớ, mất thăng bằng, chảy nhiều dãi, đờm, cơ thể bị khó khăn trong việc đi lại, nói chuyện.
  • Cách chẩn đoán bệnh: Chủ yếu dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất thì cần đến biện pháp chẩn đoán hình ảnh (MRI, chụp cắt lớp vi tính).

Run sau đột quỵ có triệu chứng khá giống với bệnh Parkinson. Chính vì thế, loại run này còn được gọi là hội chứng Parkinson sau tai biến mạch máu não.

Run tay chân có thể là di chứng của căn bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ

Run tay chân có thể là di chứng của căn bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ

Run vô căn

Nếu tay chân run khi đang cầm đồ vật, gắp thức ăn, viết vẽ thì chắc có thể bạn bị bệnh run vô căn. Sau đây là đặc điểm nhận dạng và cách chẩn đoán chính xác:

  • Đặc điểm của tay chân bị run vô căn: Run xảy ra khi đang cầm nắm hoặc tập trung làm công việc tỉ mỉ như gắp thức ăn, cầm kéo, rót nước, vẽ, viết... Run có tính chất đối xứng (run 2 tay hoặc 2 chân).
  • Cách chẩn đoán bệnh: Thông qua việc kiểm tra các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh. 2 tay hoặc 2 chân run rẩy với tần số chậm (4-8Hz) khi người bệnh đang hoạt động. Một số trường hợp khác người bị chứng bệnh này sẽ gặp phải tình trạng run ở đầu, giọng nói, môi, toàn thân, dáng đi thay đổi, loạng chạng.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh những bệnh lý kể trên, triệu chứng run tay chân còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

Nguyên nhân gây run

Đặc điểm

Bệnh cường giáp

Run sẽ xảy ra ở ngón tay, bàn tay(với biên độ nhỏ và nhịp đều đặn), rất ít khi run ở chân, cổ hoặc toàn thân.

Người bệnh thường có thêm các biểu hiện: Vã mồ hôi, cơ thể nóng dần lên, mạch nhanh, căng thẳng, lo lắng, hồi hộp, có vấn đề về tiêu hóa, yếu cơ, khó ngủ, đánh trống ngực, sụt cân nhanh.

Do thuốc tây

Chẳng hạn như thuốc trị hen, chống trầm cảm Bupropion (Wellbutrin), thuốc hướng thần, chống loạn nhịp tim Amiodarone (Cordarone).

Run tay sinh lý

Run do cơ thể bị căng thẳng (stress), hồi hộp, lo sợ, sử dụng quá nhiều các chất kích thích (caffeine, bia rượu, thuốc lá,...), bị suy nhược, thiếu chất, mệt mỏi, ngủ không đủ giấc, thoái hóa đốt sống cổ, hội chứng sau cai rượu...

Tay chân run rẩy có nguy hiểm không?

Phần lớn tình trạng run tay chân không nguy hiểm, đặc biệt là run sinh lý thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Bệnh run tay chân chỉ nguy hiểm khi người bệnh trì hoãn điều trị, để đến giai đoạn muộn thì triệu chứng run đã tăng nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, chẳng hạn như: Không thể cầm nắm hay ăn uống như bình thường, toàn bộ sinh hoạt phải phụ thuộc vào người thân.

Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng run tay, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Để giảm run hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh các yếu tố gây kích thích hệ thần kinh như đồ uống có cồn (bia, rượu), caffeine (trà đặc, cà phê, nước tăng lực), thuốc lá.
  • Tránh thức khuya hoặc căng thẳng quá độ.
  • Kết hợp sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm run như Thiên ma, Câu đằng, Đinh lăng, Mẫu lệ… Trong các thảo dược này có chứa các thành phần giúp an thần, trấn tĩnh, phục hồi tổn thương thần kinh nên giúp giảm run hiệu quả.

Hy vọng bài viết này đã giúp quý độc giả trả lời được câu hỏi run tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không? Nếu có thắc mắc nào khác, bạn hãy kết nối ngay với chuyên trang để được giải đáp chi tiết.

Xem thêm: 

- [Toàn quốc] Người bệnh run tay khám ở đâu tốt?
- Hiểu sâu về các nhóm thuốc điều trị run tay chân

Tham khảo: webmd.com, ninds.nih.gov, thaythuocvietnam.vn

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp