Không phải ai bị run cũng phải sử dụng thuốc điều trị run tay chân. Tuy nhiên, với nhiều bệnh lý hoặc khi tình trạng run tay chân ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc thì việc sử dụng thuốc lại là một điều không thể thiếu. Liệu có những nhóm thuốc tây y, đông y nào để điều trị chứng bệnh này? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ.
Thuốc điều trị run tay chân được kê đơn tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh
Các nhóm thuốc điều trị run tay chân theo y học hiện đại
Không có một loại thuốc tây y nào dùng để điều trị chung cho mọi nguyên nhân gây run. Căn cứ vào từng bệnh lý và triệu chứng cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn các thuốc trị run tay chân dưới đây.
Thuốc điều trị bệnh Parkinson
Bản chất của bệnh Parkinson là sự thiếu hụt dopamin trong não nên tất cả các nhóm thuốc điều trị đều nhằm mục đích làm tăng nồng độ dopamin dù bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong đó, hoạt chất được dùng phổ biến nhất là levodopa - một tiền chất của dopamin (thành phần chính trong các thuốc Madopar, Sinemet, Stalevo). Thuốc này sẽ chuyển thành dopamin khi đi vào não, giúp bổ sung lượng dopamin bị thiếu hụt, từ đó làm giảm triệu chứng run tay chân, cứng cơ khớp mà bệnh Parkinson gây ra.
Ngoài levodopa, còn có các nhóm thuốc “bắt chước” tác dụng của dopamin (thuốc đồng vận dopamin như Trivastal, Requip), thuốc ức chế phân hủy dopamin trong não (thuốc ức chế COMT, MAO - B), thuốc kháng cholinergic (Trihex, Artane) hay các thuốc mới điều trị bệnh Parkinson (Xadago)
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, các thuốc điều trị bệnh Parkinson thường giảm tác dụng (nhờn thuốc) hoặc có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm các lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson.
Xem thêm: Thoái hóa chất trắng não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Thuốc điều trị bệnh run vô căn
Để điều trị bệnh run vô căn, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc uống hoặc tiêm botulinum
Propranolol (nhóm chẹn beta giao cảm) được dùng phổ biến cho người run vô căn
- Thuốc chẹn Beta giao cảm (Propranolol, Atenolol): Đây là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị bệnh run vô căn. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen hoặc có vấn đề về tim mạch thì hãy nói với bác sĩ của bạn. Bởi đây là những thuốc có thể ảnh hưởng tới nhịp tim và làm co thắt đường thở…
- Thuốc chống động kinh: như Primidone (Mysoline), Gabapentin (Gralise) và topiramate (Topamax, Qudexy) cũng có thể giúp giảm run tay nhờ tác dụng ức chế các cơn chấn động. Nhóm thuốc này thường được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng hoặc không sử dụng được thuốc chẹn beta giao cảm.
- Thuốc an thần: clonazepam (Klonopin) thường được dùng cho những người bị run vô căn kèm theo lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài nhóm thuốc này có thể gây lệ thuốc thuốc nên cần thận trọng
- Tiêm Botulinum (Botox, Myobloc): cũng là một phương pháp giúp giảm run hiệu quả, đặc biệt là run ở đầu và run giọng nói. Tuy nhiên, Botulinum chỉ duy trì tác dụng trong vòng 3 tháng nên người bệnh sẽ phải tiêm nhắc lại định kỳ 3 tháng một lần. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ hiếm gặp như yếu cơ, mất cảm giác ngon miệng khi ăn, giọng nói khàn và khó nuốt
Thuốc chữa run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật
Run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật thường khó điều trị do bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý. Người bệnh thường run tay khi hồi hộp, căng thẳng, khi đứng trước đám đông hoặc khi có người lạ. Do vậy, các thuốc được lựa chọn chủ yếu là các thuốc an thần kinh hoặc thuốc giúp cân bằng lại hệ thống giao cảm, bao gồm:
- Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn lo âu: Giúp giảm căng thẳng, stress, an thần nên giảm run tay chân, giảm cảm giác sợ hãi, lo lắng, mất ngủ mà chứng rối loạn thần kinh thực vật gây ra.
- Thuốc chẹn beta giao cảm: Có tác dụng tương tự trong trường hợp điều trị run vô căn.
Xem thêm: Chân tay run rẩy mệt mỏi là dấu hiệu nhiều của bệnh nguy hiểm!
Chữa bệnh run tay bằng thuốc nam
Câu đằng - bộ phận dùng làm thuốc là móc câu - một vị thuốc quý trong các bài thuốc trị run giật
Đông y cũng có những phương pháp, những nguyên lý và vị thuốc riêng biệt để điều trị run tay chân. Theo PGS. TS Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học Viện Y dược cổ truyền Việt Nam, nếu chứng run có bản chất là do huyết hư sẽ dùng những vị thuốc bổ huyết; do can, thận hư thì dùng các bài thuốc có tác dụng bồi bổ chức năng can, thận.
Tuy nhiên, trong y học cổ truyền có những vị thuốc chủ trị chứng run, giật, vừa tác động lên não, vừa tác động vào phần huyết, vào tạng can và thận âm - đó là Thiên ma và Câu đằng.
Thực tế, nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh về khả năng giảm run của hai thảo dược này, cụ thể như sau:
- Câu đằng: có chứa một số axit amin và peptide, có thể giống như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp nuôi dưỡng não bộ, làm ổn định tính dẫn truyền thần kinh
- Thiên ma: đóng vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa. Từ đó làm chậm quá trình tiến triển của triệu chứng run tay chân theo thời gian.
Mặc dù có rất nhiều nhóm thuốc điều trị run tay chân, nhưng cả PGS.TS Đậu Xuân Cảnh và PGS.TS Nguyễn Văn Liệu - phó khoa thần kinh, bệnh viện Bạch Mai đều thống nhất quan điểm, đó là người bệnh run tay chân nên kết hợp đồng bộ cả y học hiện đại, y học cổ truyền, tập luyện, ăn uống khoa học và điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn. Có như vậy mới đem lại hiệu quả toàn diện trong điều trị run tay chân.
Xem thêm:
- [Toàn quốc] Người bệnh run tay khám ở đâu tốt?
- Rối loạn thần kinh thực vật - Nguyên nhân gây run tay ở người trẻ