Sinemet là thuốc điều trị triệu chứng bệnh Parkinson như run tay chân, co cứng khớp hay giảm vận động. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng thuốc Sinemet hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Sinemet là thuốc gì, có tác dụng gì với bệnh Parkinson?

Sinemet là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị Parkinson

Sinemet là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị Parkinson

Sinemet là thuốc dùng trong điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson, chẳng hạn như co cứng cơ, run tay chân và kiểm soát cơ kém. Hai thành phần chính trong thuốc là CarbidopaLevodopa, đây là các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson phổ biến.

Sinemet thuốc nhóm thuốc ức chế Decarboxylase, cơ chế tác dụng của thuốc là tăng cường tiền chất Dopamine (Levodopa) trong não. Levodopa kết hợp cùng Carbidopa sẽ giúp ngăn ngừa Levodopa bị phân hủy trong ruột, gan. Từ đó cho phép lượng Levodopa đến não nhiều hơn giúp giảm triệu chứng run tay chân, co cứng cơ, vận động chậm chạp, buồn nôn, nôn ở người bệnh Parkinson.

Sinemet giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Hiện nay, thuốc Sinemet có hai dạng bào chế là viên phóng thích nhanh và viên phóng thích kéo dài. Thuốc có dạng hàm lượng là Sinemet 10/100mg, Sinemet 25/100mg, Sinemet 25/250mg (viên phóng thích nhanh) và Sinemet 50/200mg (viên phóng thích kéo dài). Thuốc Sinemet 25/250mg có giá khoảng 450.000 VNĐ/hộp 30 viên (đây là hàm lượng được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam).

Khi có đơn của bác sĩ, bạn có thể mua thuốc Sinemet tại nhà thuốc bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn như Long Châu, Pharmacy, Mỹ Châu Pharmacy, Phano Pharmacy...

Hướng dẫn dùng thuốc Parkinson Sinemet 

Đọc và tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng dưới đây sẽ giúp bạn dùng thuốc Sinemet an toàn và hiệu quả.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Sinemet 45 phút trước ăn hoặc 1h sau bữa ăn để đảm bảo protein trong thức ăn không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Uống cả viên trong một lần uống, không nên cắt hoặc nghiền nhỏ thuốc.

Thuốc Sinemet thường được dùng khoảng 3, 4 lần/ngày để đảm bảo lượng thuốc trong cơ thể bạn ổn định. Vì thế, bạn nên dùng một liều Sinemet cách nhau khoảng 8 giờ (trường hợp dùng 3 lần) và 6 giờ (trường hợp dùng 4 lần).

Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy triệu chứng bệnh không được cải thiện sau vài tuần điều trị. Bạn tuyệt đối không nên tự ý tăng liều, giảm liều hay ngừng thuốc để tránh tình trạng nghiện thuốc hoặc quá liều.

Sử dụng đồng hồ báo thức hoặc app điện thoại là cách giúp bạn tránh quên liều 

Sử dụng đồng hồ báo thức hoặc app điện thoại là cách giúp bạn tránh quên liều 

Liều dùng Sinemet

Liều dùng Sinemet phụ thuộc vào thời gian phóng thích dược chất của thuốc, cụ thể:

  • Thuốc Sinemet phóng thích nhanh: Liều khởi đầu dùng 1 viên Sinemet 25/100 mg/ ngày 3 lần. Có thể tăng liều lên mỗi viên một ngày hoặc cách ngày (phụ thuộc vào đáp ứng thuốc của người bệnh) cho đến khi đạt được liều 8 viên Sinemet 25/100 mg/ ngày.

Với hàm lượng Sinemet 10/100 mg, người bệnh có thể dùng từ 3,4 viên một ngày. Có thể tăng liều lượng một viên mỗi ngày hoặc cách ngày cho đến khi đạt được liều tối ưu.

  • Thuốc Sinemet phóng thích kéo dài: Liều ban đầu dùng 1 viên Sinemet 50/200mg/lần, ngày dùng 2 viên cách nhau hơn 6 giờ. Liều và khoảng cách dùng thuốc sẽ được bác sĩ điều chỉnh trong khoảng 3 ngày dựa trên đáp ứng thuốc của người bệnh. 
  • Nếu chuyển từ Levodopa: Cần ngừng uống Levodopa ít nhất 12 giờ trước khi bắt đầu dùng Sinemet sau đó dùng liều khởi đầu với khoảng 25% liều Levodopa trước đó.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc Sinemet trong điều trị Parkinson mà chưa nhận thấy hiệu quả, hãy gọi tới tổng đài 0981 238 218 để được các dược sĩ tư vấn!

ĐT-218-vlk.jpg

Cách xử trí khi uống quá liều, quên liều

  • Trường hợp quên liều: Hãy uống thuốc ngay khi bạn nhớ ra, tuy nhiên nếu đã gần đến thời gian uống liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên. Bạn không được tự ý uống bù gấp đôi liều.
  • Trường hợp quá liều: Bạn nên đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế bởi uống quá liều Sinemet có thể khiến bạn gặp tác dụng phụ của thuốc như ảo giác, rung lắc không kiểm soát, nhịp tim nhanh...

Tác dụng phụ của thuốc Sinemet & cách xử trí đúng

Dưới đây là một số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi dùng thuốc Sinemet:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, choáng váng khi đứng dậy nhanh, chóng mặt, buồn ngủ, nước tiểu sẫm màu (nâu hoặc đỏ)... Những tác dụng phụ này sẽ giảm dần sau một khoảng thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, hãy thông báo với bác sĩ nếu những tác dụng phụ này nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Dị ứng (nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng), cử động cơ không kiểm soát được (cau mày, chớp mắt, nhếch môi..), run không kiểm soát, ảo giác, lú lẫn thay đổi bất thường trong tâm trạng và hành vi, trầm cảm, có suy nghĩ tự tử… Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên đây hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.

Trên thực tế, bạn không nên quá lo lắng vì rất ít trường hợp gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng Sinemet.

Bạn không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ

Bạn không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ

Những lưu ý giúp giảm tác dụng phụ khi dùng Sinemet

Áp dụng ngay những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc Sinemet.

  • Báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng hoặc bị dị ứng: Lưu ý đặc biệt với các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị Parkinson khác, thuốc kháng cholinergic (procyclidine, atropine, hyoscine), thuốc chống loạn thần, an thần, sắt…

Nếu bạn muốn bổ sung thêm sắt, hãy uống cách thuốc Sinemet từ 2, 3 giờ để tránh sắt làm giảm hấp thu thuốc.

  • Hạn chế dùng chất kích thích, đồ uống có cồn: Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc Sinemet.

  • Tái khám định kỳ: Tái khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ kiểm tra khả năng đáp ứng thuốc của bạn và điều chỉnh liều dùng phù hợp. 

  • Bảo quản thuốc đúng cách: Thuốc Sinemet nên được bảo quản trong hộp kín ở nhiệt độ phòng, thoáng mát và tránh ánh sáng. Nếu bạn bốc thuốc khỏi bao bì ban đầu để dùng hộp chia thuốc thì hãy sử dụng thuốc trong ngày.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc Sinemet trong điều trị bệnh Parkinson. Nếu bạn hoặc người thân được chỉ định dùng Sinemet, hãy áp dụng ngay những hướng dẫn trong bài viết để dùng thuốc hiệu quả, an toàn.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc Sinemet trong điều trị Parkinson mà chưa nhận thấy hiệu quả, hãy gọi tới tổng đài 0981 238 218 để được các dược sĩ tư vấn!

ĐT-218-vlk.jpg

Xem thêm: 

- Những phương pháp điều trị bệnh Parkinson [cập nhật mới nhất]

- 6 bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn

Nguồn tham khảo: drugs.com , rxlist.com , stanfordhealthcare.org

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp