Đôi khi run tay chân không phải là một hiện tượng mà bạn cần lo lắng, điều đó có thể xảy ra khi bạn lo lắng, căng thẳng. Thế nhưng, khi run rẩy liên tục xuất hiện với tần suất dày lên, mức độ nặng dần kèm theo nhiều dấu hiệu khác có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, parkinson, bệnh basedow…
Triệu chứng run có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như: run ngón tay, bàn tay, cánh tay, run chân, run đầu cổ, thậm chí giọng nói cũng có thể bị run. Trường hợp nặng, người bệnh run toàn thân khiến mọi sinh hoạt đều trở nên vô cùng khó khăn, bất tiện.
Run tay chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi dù là người trẻ hay người già
Đi tìm nguyên nhân gây run chân tay
Ngoại trừ bệnh run vô căn không tìm ra lý do, phần lớn người bị run xảy ra do các bệnh lý/tổn thương liên quan đến thần kinh, rối loạn vận động và bệnh toàn thân khác.
Run do bệnh/tổn thương thần kinh
1. Rối loạn thần kinh thực vật. Chủ yếu gặp ở những người trẻ sau biến cố lớn về thể chất và tinh thần, phụ nữ sau khi sinh hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh.... Run do rối loạn thần kinh thực vật thường kèm theo biểu hiện tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, vã mồ hôi, tâm trạng bồn chồn, lo lắng không yên.
2. Đột quỵ, chấn thương sọ não. Di chứng sau lần đột quỵ, chấn thương sọ não có thể gây ra biểu hiện run giật tay chân, co giật cơ mặt, đi đứng, nói khó khăn.
3. Run do Parkinson. Với đặc trưng là run lắc vẫy nhẹ, tựa như đang vê viên thuốc, đang rắc hạt tiêu. Bệnh thường khởi phát ở một bên cơ thể, bắt đầu từ tay sau đó run xuống chân cùng bên và sang nửa thân người phía đối diện. Triệu chứng run luôn đi kèm với tình trạng co cứng cơ và đi lại chậm chạp.
Run rẩy tay chân, co cứng cơ và chậm vận động là ba triệu chứng điển hình của Parkinson
4. Run do tiểu não. Tiểu não bị tổn thương do khối u, nhiễm khuẩn hay teo não... làm giảm chức năng điều khiển vận động của cơ thể, dẫn đến run tay chân. Người bệnh thường run khi làm các công việc có chủ đích, chẳng hạn chạm ngón tay vào mũi, ấn công tắc điện và rối loạn khả năng giữ thăng bằng (đi đứng loạng choạng).
Rối loạn vận động
5. Run vô căn. Hơn 50% người bị run vô căn là do di truyền. Giai đoạn đầu, triệu chứng run thường biểu hiện rõ và nặng hơn ở một bên tay hoặc có thể run đơn độc ở đầu theo kiểu gật gật hoặc lắc lắc. Run tay vô căn chủ yếu xuất hiện khi người bệnh cầm nắm đồ vật hoặc khi thực hiện các công việc tỉ mỉ như cầm bút viết, sơn móng tay hay cầm kéo cắt tóc.
6. Rối loạn trương lực cơ. Khi bị rối loạn trương lực cơ, não gửi tín hiệu không chính xác tới cơ bắp gây ra biểu hiện run, co giật, thường thấy là co giật bắp tay, bắp chân, ở đầu mặt. Người bệnh thường cảm thấy đau đớn và giảm khi được nghỉ ngơi, thư giãn.
Run tay chân bệnh toàn thân
7. Run do bệnh cường giáp. Các triệu chứng cường giáp bao gồm: run ngón tay, run bàn tay, tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi. Tuy nhiên, người bệnh cường giáp thường nóng nảy, hay cáu gắt, mắt lồi, bướu cổ phình to…
8. Suy gan, suy thận, thoái hóa đốt sống cổ, huyết áp cao. Suy gan, suy thận khiến chức năng loại bỏ độc tố của cơ thể bị suy giảm có thể gây nhiễm độc hệ thần kinh. Trong khi đó thoái hóa đốt sống cổ, huyết áp cao lâu ngày gây thiếu não não mạn tính cũng dẫn tới run giật tay chân.
Các nguyên nhân gây run khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng run chân tay còn có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị hen, thuốc chống trầm cảm, an thần hoặc do lạm dụng chất kích thích, cà phê, thuốc lá...
Bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát khi thấy biểu hiện run tay chân gây ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống hàng ngày
Điều trị run tay chân bằng cách nào?
Phần lớn bệnh gây run tay chân đều chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, mục tiêu là sử dụng thuốc, tiêm botox hoặc phẫu thuật để làm giảm triệu chứng run, giúp bạn cầm, nắm, sinh hoạt dễ dàng hơn. Sau khi thăm khám, dựa vào từng nguyên nhân gây run cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp điều trị sao cho tối ưu nhất.
Ngoài ra, để cải thiện sức khỏe về lâu dài, bạn nên tích cực chủ động thay đổi lối sống, kiên trì tập luyện bằng các cách dưới đây:
Ăn uống khoa học để khỏe mạnh hơn
Người bị run tay chân nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, óc chó, hạnh nhân, các loại đậu (như đậu nành, đậu phộng, đậu tằm) và bổ sung cá ít nhất 3 lần mỗi tuần. Bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giàu omega 3 giúp não bộ “làm việc” hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị run tay chân.
Thư giãn tinh thần
Hãy học cách giảm tải công việc và dành nhiều thời gian cho sở thích của bản thân như nấu ăn, nghe nhạc, đọc sách, xem phim và tập yoga mỗi ngày. Cố gắng ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và một “mẹo” nhỏ là hãy hít một hơi thật sâu rồi thở ra từ từ, uống một ngụm nước lạnh (nếu có), bạn sẽ thấy bớt lo âu ngay tức thì.
Người bị run nên hạn chế căng thẳng, áp lực từ công việc và cuộc sống
Tập luyện mỗi ngày
Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh... 30 phút mỗi ngày sẽ làm tăng sức dẻo, sức bền của cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp bạn giảm run tay chân.
Giảm run tay chân bằng Đông y
Từ ngàn đời xưa, các thầy thuốc y học cổ truyền đã sử dụng rất nhiều cách để trị chứng run tay chân như châm cứu, bấm huyệt hay các bài thuốc cổ phương chứa Thiên ma, Câu đằng. Nhiều tài liệu y học cho thấy, với tác dụng an thần, trấn tĩnh, Thiên ma, Câu đằng giúp giải tỏa tâm lý lo âu, căng thẳng, từ đó hỗ trợ cải thiện run tay. Đặc biệt chung cung cấp các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng, phục hồi các tế bào bị tổn thương, làm ổn định tính dẫn truyền và điều chỉnh chức năng của não bộ, từ đó hỗ trợ làm giảm run chân tay hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây run chân tay, đồng thời biết mình cần làm gì để cải thiện run để lấy lại tự tin hơn trong cuộc sống.
Xem thêm:
- [Toàn quốc] Người bệnh run tay khám ở đâu tốt?
- Hiểu sâu về các nhóm thuốc điều trị run tay chân
Biểu hiện bạn chia sẻ khả năng cao là rối loạn thần kinh thực vật và ảnh hưởng yếu tố tâm lý. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây nên như rối loạn thần kinh tim, căng thẳng lo lắng trong thời gian dài hoặc bệnh lý huyết áp. Đồng thời bạn vẫn cần đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được bác sĩ thăm khám. Có như vậy, bạn mới biết chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng, từ đó có phương án giải quyết triệt để.
Lời khuyên dành cho bạn lúc này nên bình tĩnh để xử lý. Thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc kết hợp một số mẹo xử lý tức thời sau: Ho mạnh, rửa mặt hoặc uống một chút nước lạnh, hoặc hít sâu thở chậm nhiều lần.
Cùng với đó tham khảo uống thêm các sản phẩm hỗ trợ thành phần từ 2 vị thảo dược Thiên ma, Câu đằng để hỗ trợ giảm run, giảm lo lăng hồi hộp.
Chúng tôi gửi bạn thêm bài viết để tìm hiểu:
Phải làm sao khi bị run tay chân tim đập nhanh?
Chúc bạn sức khỏe!
Biểu hiện run tay chân khi làm việc tỉ mỉ, khả năng cao bạn bị chứng run vô căn có ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý, không phải bệnh Parkinson. Để biết chính xác nguyên nhân, bạn cần đi thăm khám tại khoa nội thần kinh ở các bệnh viện uy tín. Ở đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu phù hợp.
Với bệnh Parkinson bạn có thể phân biệt như sau: khởi phát sẽ run khi nghỉ (giống vê thuốc ở đầu ngón tay), bị một bên cơ thể, có thể kèm co cứng cơ, giảm thăng bằng, giảm khả năng biểu cảm khuôn mặt, chậm vận động và mắc kèm các triệu chứng ngoài vận động như mất ngủ, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, táo bón. Theo thời gian bệnh tiến triển nặng hơn sẽ run hay co cứng cả 2 bên cơ thể, đi lại dễ té ngã. Giảm run rõ rệt khi sử dụng thuốc điều trị bổ sung Dopa.min.
Hiện tại bạn cần thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày theo những thói quen lành mạnh như sau:
+ Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi; Ăn ít đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
+ Tránh các chất kích thích như đồ uống có cồn hay cà phê, trà đặc, thuốc lá...
+ Không nên thức khuya, tránh lo lắng, căng thẳng và tập thể dục ít nhất nửa tiếng mỗi ngày.
Đồng thời cùng thuốc tây điều trị, uống sớm sản phẩm hỗ trợ có thành phần từ 2 vị thảo dược Thiên ma, Câu đằng. Vì đã có nhiều nghiên cứu chứng minh 2 thảo dược Thiên ma, Câu đằng có tác dụng hỗ trợ giảm run tay rất hiệu quả thông qua việc bổ sung các tiền chất dinh dưỡng cho não bộ, bảo vệ tế bào thần kinh và an thần, trấn tĩnh.
Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, bạn tiếp tục đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ chúng tôi theo số 098.123.8218
Thân mến!
Biểu hiện run tay chân thường không nguy hiểm, thường sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý của bạn. Qua chia sẻ biểu hiện run của bé có thể là rối loạn thần kinh thực vật, tuy nhiên khó tránh gặp các nguyên nhân khác liên quan rối loạn chức năng hay các tổn thương trên hệ thần kinh não bộ, vì vậy bạn cần cho bé thăm khám tại chuyên khoa nội thần kinh ở các bệnh viện uy tín từ tuyến tỉnh trở lên.
Nếu có điều kiên thăm khám ở tuyến trung ương, có thể tới bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội 108, Đại học Y Hà Nội....
Chúng tôi gửi bạn bài viết chia sẻ địa điểm thăm khám: Bị bệnh run tay nên đi khám ở đâu?
Đồng thời hướng dẫn bé thực hiện 1 lối sống khoa học lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh họat điều độ, không thức khuya, ngủ sớm, không uống nước ngọt và vận động thể thao nhẹ nhàng hàng ngày như đi dạo cùng bé.
Hiện tại và sau thăm khám, có thể trao đổi, hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống TPBVSK Vương Lão Kiện để hỗ trợ giảm run.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Các biểu hiện bạn chia sẻ: run tay chân không kiểm soát khi đứng trước đám đông hay làm việc có ai đó nhìn vào khả năng cao do rối loạn thần kinh thực vật gây nên. Bệnh thường gặp ở người trẻ, run tăng khi hồi hộp, lo lắng, căng thẳng và mất ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài làm ảnh hưởng nhiều đến thể chất, tinh thần cũng như công việc thì tốt nhất bạn nên sớm đi khám tại chuyên khoa thần kinh ở bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.
Trước hết bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, cụ thể như sau:
- Điều tiết tâm lý ổn định: bạn nên cố gắng điều tiết tâm lý, cảm xúc bằng cách tập yoga, ngồi thiền, hạn chế thức khuya và tích cực tham gia các hoạt động tập thể
- Hạn chế sử dụng cà phê, đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thay vào đó, bạn nên chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
- Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để tập thể dục
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có thành phần từ 2 vị thảo dược Thiên ma, Câu đằng để hỗ trợ làm giảm dần các triệu chứng run và phục hồi chức năng vận động của cơ thể.
Chúng tôi gửi thêm bạn bài viết chia sẻ:
Cách chữa run tay khi hồi hộp, giúp lấy lại tự tin nơi đông người
Chúc bạn sức khỏe!
Với biểu hiện bạn đang gặp khả năng cao nguyên nhân là run do rối loạn thần kinh thực vật hoặc vô căn. Để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây run và kê các thuốc điều trị đặc hiệu, bạn cần thăm khám tại khoa nội thần kinh ở các bệnh viện uy tín tuyến tỉnh hoặc trung ương.
Thông thường thăm khám bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị thuộc nhóm ức chế thần kinh, bạn có thể đọc thêm tại phần chia sẻ: Thuốc Tây điều trị bệnh run tay chân
Nhằm tăng hiệu quả điều trị, bạn cân nhắc kết hợp uống TPBVSK Vương Lão Kiện ngày 4 viên, sáng 2 viên tối 2 viên, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, cách thuốc tây 1-2 giờ, kiên trì 3-6 tháng.
Cùng với đó là áp dụng tốt những lời khuyên sau:
+ Tăng ăn rau xanh hoa quả tươi, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ.
+ Hạn chế uống đồ uống có gas, cồn hay cafein như bia rượu, cà phê, trà đặc, hút thuốc lá.
+ Không thức khuya và luôn ngủ đủ giấc, 8 tiếng mỗi ngày
+ Luôn giữ một tinh thần thoải mái, không lo lắng căng thẳng và duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày.
Chúc bạn sức khỏe!