Tình trạng run tay có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Tùy vào đặc điểm triệu chứng sẽ xác định được nguyên nhân run tay và từ đó có phương pháp điều trị run tay hiệu quả. 

Người trẻ và người già đều có thể gặp triệu chứng run tay

Người trẻ và người già đều có thể gặp triệu chứng run tay

Run tay là một dạng rối loạn vận động xảy ra do các cơ bị co hoặc rung giật không theo chủ ý ở một ngón tay, cả bàn tay hay cánh tay. Tình trạng này có thể xuất hiện từng đợt hoặc thường xuyên, liên tục. 

Triệu chứng thường gặp của hiện tượng tay run khá dễ nhận diện. Cụ thể:

  • Biểu hiện nhẹ: Tay bị run nhẹ ở đầu ngón tay (có thể bị run tay trái, tay phải hoặc cả 2 tay), thỉnh thoảng mới xuất hiện một lần.
  • Biểu hiện nặng: Bàn tay, cánh tay run không kiểm soát. Run ngay cả lúc không làm gì, các cơ ở trạng thái thư giãn. Run đến mức khiến người bệnh không thể cầm nắm và sinh hoạt như bình thường.

Triệu chứng run tay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ, thanh niên, người trưởng thành tới người cao tuổi. Đặc biệt, bệnh run tay ở người trẻ hiện nay ngày càng phổ biến hơn. 

Tay run là bệnh gì?

Run tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run vô căn (run cơ bản). Nhiều trường hợp run tay cũng xuất phát các nguyên nhân bên ngoài như tâm lý, chất kích thích... Hiểu rõ nguyên nhân gây run tay sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. 

Nguyên nhân bên ngoài

  • Lạm dụng các chất kích thích như: Sử dụng nhiều bia rượu, café, thuốc lắc, ma túy, thuốc lá…
  • Áp lực, căng thẳng quá mức do công việc và cuộc sống. 
  • Thiếu ngủ trong thời gian dài. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc điều trị hen, Amphetamin, thuốc có chứa Corticosteroid, thuốc trầm cảm Clopromazin, thuốc điều trị rối loạn lo âu Tetrabenazine… 
  • Do tính chất công việc: Viết nhiều, gõ máy tính tần suất dày đặc…

Stress kéo dài có thể khiến bàn tay bị run

Stress kéo dài có thể khiến bàn tay bị run

Nguyên nhân bên trong (bệnh lý)

  • Bệnh Parkinson (nguyên nhân thường gây run tay chân ở người già)
  • Run vô căn.
  • Rối loạn thần kinh thực vật (nguyên nhân bị run tay ở người trẻ phổ biến nhất)
  • Tổn thương, thoái hóa chất xám tế bào do lão hóa, đột quỵ, chấn thương.
  • Tổn thương sợi trục.
  • Rối loạn dẫn truyền thần kinh.
  • Run do rối loạn trương lực cơ
  • Tiểu não bị tổn thương do nhiễm khuẩn, chấn thương, thoái hóa. 
  • Bệnh lý cường giáp, cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp làm rối loạn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 
  • Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.
  • Run tay do thiếu chất

Mặc dù không đe dọa tới tính mạng nhưng nếu triệu chứng run ngày càng tăng nặng, không kiểm soát được sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, công việc. Theo đó, người bệnh gặp hạn chế trong sinh hoạt như ăn uống do khó cầm nắm, không làm được các công việc tỉ mỉ như: Điêu khắc, hội họa, làm nail, cắt tóc… Vì vậy, bạn nên điều trị ngay khi triệu chứng này bắt đầu xuất hiện.

Nếu bạn đang có biểu hiện run tay nhưng không biết là do nguyên nhân nào, khám ở đâu, làm cách nào cải thiện, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia để được tư vấn.

Chữa run tay có những phương pháp nào?

Tình trạng run tay có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như thay đổi lối sống, bổ sung thảo dược Đông Y, sử dụng thuốc điều trị run tay… Cụ thể như sau:

Thay đổi thói quen sống 

Đây là giải pháp nền tảng mà người bệnh run tay nào cũng cần áp dụng. Chỉ khi có một lối sống lành mạnh (bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thường xuyên, nghỉ ngơi đầy đủ), chứng run tay mới có thể giảm nhẹ và ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Tình trạng run tay liên quan đến tổn thương thần kinh nên tốt nhất, người bệnh nên có một chế độ ăn uống bổ sung các tiền chất dinh dưỡng cho não bộ, phục hồi tổn thương thần kinh. 

Chế độ dinh dưỡng giảm run tay nên chứa những vitamin, khoáng chất sau đây:

  • Omega 3 trong các loại cá béo da trơn như cá ba sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi,...
  • Omega 6 trong hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt đậu hà lan,...
  • Vitamin C trong cam, quýt, bưởi...
  • Vitamin nhóm B có trong: ngũ cốc thô, các loại rau...
  • Axit folic có trong các loại rau có màu xanh thẫm...
  • Magie có trong rau xanh tươi và các loại hạt...
  • Mangan có trong: các loại hạt, trái cây, trà xanh...
  • Kẽm có nhiều trong: hải sản, thịt, cá...

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế hoặc không nên sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như: Rượu bia, thuốc lá, café,…

Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng đối với người bị run tay

Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng đối với người bị run tay

Kết hợp luyện tập

Luyện tập đều đặn cũng góp phần cải thiện hiện tượng run tay và nâng cao chất lượng cuộc sống. Người bệnh run tay có thể áp dụng theo các lưu ý dưới đây:

  • Xây dựng kế hoạch tập luyện thường xuyên mỗi ngày. Chẳng hạn như: Đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe. 
  • Vận động thể lực vừa phải giúp tăng cường lưu thông máu, giúp cơ bắp dẻo dai, linh hoạt. 
  • Tập thiền, yoga để điều chỉnh cảm xúc giúp tâm lý ổn định. 

Thông tin cho bạn: 5 bài tập giảm run tay chân hiệu quả không phải ai cũng biết! 

Nghỉ ngơi đầy đủ

Run tay thường tăng lên khi người bệnh bị căng thẳng, stress. Vì thế khi gặp triệu chứng này, bạn cần bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng mệt mỏi, lo lắng. 

Sử dụng các phương pháp Đông y

Từ xa xưa, các thầy thuốc Đông Y đã áp dụng nhiều phương pháp chữa bệnh run tay như sử dụng thuốc nam gia truyền, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… 

Châm cứu, bấm huyệt

  • Huyệt hợp cốc: Đả thông kinh lạc, tăng cường máu lên não và tay chân. 
  • Huyệt dương lăng tuyền: Thư cân mạch, mạnh gân cốt. 
  • Huyệt khúc trì: Lợi gân cơ, sơ tà nhiệt, hòa vinh dưỡng huyết, khu phong. 
  • Huyệt phong trì: Thông lợi cơ khớp, thanh ca hỏa.
  • Huyệt bạch hội: Tăng cường tuần hoàn máu lên não và chân tay. 
  • Huyệt bát tà: Giúp tê run các ngón tay, liệt các ngón do trúng phong.

Chữa run tay bằng Đông y được đánh giá an toàn, không tác dụng phụ

Chữa run tay bằng Đông y được đánh giá an toàn, không tác dụng phụ

Sử dụng thảo dược

  • Câu đằng: Thành phần có chứa một số loại acid amin và peptide. Chúng hoạt động như tiền chất dinh dưỡng giúp làm giảm sự phóng điện bất thường trong các tế bào thần kinh, tránh lão hóa tế bào não, giảm run tay hiệu quả. 
  • Thiên ma: Có thành phần ức chế sự ảnh hưởng của các độc tố kích thích thần kinh. Đồng thời giảm nhiễm độc thần kinh do oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của tế bào thần kinh.
  • Bán chi liên: Thành phần có chứa Scutellarin – một hoạt chất giúp làm dịu các dây thần kinh, cơ bắp trong cơ thể. Nhờ đó, giúp an thần, làm dịu thần kinh, giảm rối loạn lo âu. 
  • Hoa Lạc tiên: Có khả năng kích thích sản sinh GABA –chất dẫn truyền thần kinh quan trọng của đại não. 
  • Diên hồ sách: Thành phần chứa lượng lớn Alkaloid và Bulbocapnine – những hợp chất có khả năng giảm co giật, run và động kinh. Nó còn có tác dụng làm dịu thần kinh giúp giảm tình trạng co thắt cơ bắp.  
  • Đinh lăng: Hiệu quả trong việc an thần, cải thiện giấc ngủ, bồi bổ cơ thể. Nhờ đó giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả, giảm run tay. 
  • Nhục Thung dung: Hỗ trợ điều trị thấp nhiệt, khí huyết hư hàn, tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. 
  • Câu Kỷ tử: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt như: Sắt, kẽm vitamin C, chất chống oxy hóa, 8 loại axit amin thiết yếu,... Có tác dụng tăng cường hỗ trợ hệ miễn dịch. 

Tốt nhất, nên sử dụng các bài thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ điều trị có kết hợp nhiều loại thảo dược như Thiên ma, Câu đằng, Đinh lăng, Câu Kỷ tử… để làm tăng hiệu quả.

Chữa run tay bằng Tây y 

Cho tới nay, thuốc Tây vẫn là nền tảng trong điều trị bệnh run tay. Tuy nhiên, hiện tại, chưa có một loại thuốc nào có thể chữa trị tất cả chứng run. Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị run tay phù hợp, bao gồm:

Nguyên nhân gây run tay

Thuốc điều trị

Run tay do Parkinson 

  • Liệu pháp thay thế dopamine: Madopar, Sinemet, Kinson, Stalevo, Duodopa. 
  • Nhóm thuốc thuộc chất chủ vận dopamine: Bromocriptine, Pergolide, Pramipexole, Ropinirole.
  • Thuốc ức chế men chuyển COMT: Tolcapone, Entacapone(Comtan), Stalevo. 
  • Thuốc chứa hoạt chất ức chế MAO-B: Selegiline(Eldepryl), Rasagiline.
  • Thuốc kháng Cholinergic: Benztropine, Biperiden, Procyclidine, Trihexyphenidyl. 

Run vô căn

  • Nhóm thuốc chẹn Beta: Propranolol, Atenolol. 
  • Thuốc chống động kinh Primidone.
  • Tiêm nội độc tố Botulinum toxin.

Rối loạn thần kinh thực vật

  • Thuốc an thần chứa Benzodiazepin: Valium, Ativan,…
  • Thuốc chống trầm cảm, chữa mất ngủ, rối loạn lo âu. 
  • Thuốc chẹn Beta. 

Run do bệnh cường giáp

  • Thuốc kháng giáp: PTU, Tapazole. 

Run do rối loạn trương lực cơ

  • Thuốc an thần. 
  • Thuốc kháng Cholinergic.
  • Tiêm nội độc tố Botulinum.

Cách sử dụng thuốc sẽ quyết định hiệu quả của việc điều trị. Nếu bạn đang được bác sĩ kê một hoặc nhiều loại thuốc kể trên, hãy liên hệ tới tổng đài 0981.238.218 để được Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc đúng cách.

Qua đây hẳn bạn đã biết run tay là gì, nguyên nhân do đâu và điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về bệnh run tay, đừng ngại kết nối ngay tới chuyên trang. Chúng tôi sẽ giải đáp băn khoăn của bạn trong thời gian nhanh nhất.

Xem thêm:

Rối loạn thần kinh thực vật - Nguyên nhân gây run tay ở người trẻ

[Toàn quốc] Người bệnh run tay khám ở đâu tốt?

Tham khảo: dongtay.net.vn, suckhoedoisong.vn, webmd.commedicalnewstoday.com, calatrio.com , pmj.bmj.com , msdmanuals.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp