Người bị run tay nên ăn gì đầy đủ chất đạm, chất bột, chất béo, rau xanh và không có một chế độ ăn riêng lẻ cho từng người. Tuy nhiên, nên ăn những thực phẩm nào, ăn ra sao để kiểm soát run tay hiệu quả hơn. Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây và đừng quên ghi lại những thông tin quan trọng nhé.

Run tay là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn gốc sâu xa là sự tổn thương hoặc thoái hóa các tế bào thần kinh vùng vận động. Ngoài việc sử dụng thuốc, tập luyện thì việc bổ sung các chất chống oxy hóa, các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh từ thực phẩm sẽ giúp bạn cải thiện run tay tốt hơn.

Một chế độ ăn khoa học, lành mạnh với người bị run tay cần có rau xanh, trái cây

Một chế độ ăn khoa học, lành mạnh với người bị run tay cần có rau xanh, trái cây

Chất đạm: ăn nhiều thịt trắng và bổ sung đạm từ thực vật

Nguồn chất đạm quen thuộc và phổ biến nhất là thịt, tuy nhiên nên lựa chọn loại thịt gì mới là vấn đề cần lưu tâm. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bị run chân tay nên ăn nhiều thịt có màu trắng như thịt gia cầm, cá biển và hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt lợn..). Bởi thịt đỏ chứa nhiều cholesterol hơn, nên nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm các tế bào thần kinh bị thoái hóa và tổn thương trầm trọng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường,...

Ngoài thịt, cá, trứng sữa,... chất đạm còn chứa nhiều trong các loại đậu (đậu nành, đậu phụ, đậu xanh...), vừng, ngũ cốc nguyên hạt… Đây được coi là nguồn chất đạm lành mạnh vì chúng không chỉ bổ sung các axit amin thiết yếu mà còn chứa nhiều vitamin, chất xơ có lợi cho cơ thể.

Chất béo: tăng cường chất béo tốt và hạn chế chất béo xấu

“Ăn nhiều càng nhiều chất béo, nguy cơ bị mỡ máu càng cao” đó là suy nghĩ của rất nhiều người. Thế nhưng bạn có biết, chất béo cũng được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu.

Việc ăn nhiều chất béo xấu (chứa nhiều cholesterol, LDL, triglycerid) làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,…. Đây là lý do mà những người bị run tay, nhất là run sau đột quỵ, tai biến mạch máu não nên hạn chế thức chiên rán, mỡ, da, nội tạng động vật.

Tuy nhiên, nhóm chất béo tốt, chẳng hạn như axit béo omega - 3, omega - 6 sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ, giảm trầm cảm.  Bạn có thể bổ sung 2 axit béo này bằng cách ăn nhiều cá biển (cá trích, cá mòi, cá hồi…), quả hạch (hạnh nhân, óc chó, hồ đào ), quả bơ, hạt lanh, đậu nành, dầu oliu…

Chất bột: nên chọn ngũ cốc nguyên vỏ thay vì tinh bột đã qua tinh chế

Thay vì thói quen ăn cơm trắng, bạn có thể đa dạng hóa nguồn tinh bột bằng ngũ cốc nguyên hạt (lúa mì, lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, các loại đậu, vừng đen hay hạt kê..) để bổ sung chất xơ hòa tan, vitamin nhóm B (B1, B6, B12). Nhóm thực phẩm này còn cung cấp các chất chống oxy hóa giúp hệ thần kinh làm việc tốt hơn, đồng thời có lợi cho hệ tiêu hóa, chống táo bón nhất là đối với người bệnh Parkinson.

Với các loại tinh bột đã qua tinh chế như ngũ cốc đóng sẵn, bánh mì trắng, cháo bột pha dinh dưỡng, bột mì, bột gạo… ăn thường xuyên sẽ khiến đường huyết tăng cao. Điều này sẽ không tốt cho lòng mạch và hệ thần kinh.

Rau xanh, trái cây tươi bổ sung càng nhiều càng có lợi

Rau củ có màu xanh thẫm, màu đỏ, vàng, cam chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa có lợi cho hệ thần kinh

Rau củ có màu xanh thẫm, màu đỏ, vàng, cam chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa có lợi cho hệ thần kinh

Các loại  rau lá xanh, hoa quả là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D, canxi, magie, kali,… Bởi đây là các chất chịu trách nhiệm chính cho việc truyền tín hiệu thần kinh từ não tới các cơ quan. Khi thiếu hụt các chất này có thể dẫn tới tình trạng co thắt cơ và run tay chân.  Ngoài ra, ăn nhiều rau củ còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ làm giảm táo bón.

Một số rau củ quả bạn có thể tham khảo là: rau chân vịt (rau bina), súp lơ xanh, cam, bưởi, dâu tây… Để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, bạn không nên chế biến quá kỹ. Với rau củ cách chế biến tốt nhất là ăn sống, trộn salad hoặc luộc.

Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào não

Quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể vô tình sản sinh ra rất nhiều gốc tự do. Đây chính là tác nhân kích thích các phản ứng viêm, gây thoái hóa tế bào thần kinh và làm rối loạn hoạt động của não bộ, thúc đẩy tình trạng run trở nên tồi tệ hơn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh run tay nên bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: các loại rau quả giàu vitamin C, vitamin E như: cam, bưởi, lựu, việt quất, kiwi, bơ, các loại đậu như đậu nành, đậu phộng… Một số thức uống có chứa nhiều chất chống oxy hóa là: trà (trà xanh và trà đen), rượu vang đỏ (với lượng vừa phải).

Thiên ma, Câu đằng chứa nhiều hoạt chất giúp làm giảm run tay chân hiệu quả

Thiên ma, Câu đằng chứa nhiều hoạt chất giúp làm giảm run tay chân hiệu quả

Nghiên cứu của Đại học Hồng Kông công bố năm 2013 trên tạp chí Khoa học thế giới cho thấy hai vị thuốc đông y là Thiên ma, Câu đằng có khả năng “dọn dẹp” các gốc tự do, chống viêm, ngăn chặn quá trình thoái hóa, lão hóa não bộ, hỗ trợ tích cực trong điều trị bệnh run do mọi nguyên nhân.

Tự lập chế độ ăn uống khoa học là câu trả lời hợp lý nhất cho câu hỏi " Ăn gì giảm run tay". Bạn nên lựa chọn cho mình những thực đơn không những cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn có thể giúp bạn sống lâu, sống khỏe cùng chứng bệnh run tay chân.

Xem thêm:

-  Bệnh run tay ở người trẻ, xin đừng chủ quan!

-  Cách giảm run khi đứng trước đám đông ai cũng nên biết

Nguồn:

https://tremor.org.uk/diet-and-nutrition.html#food-groups

http://sperlingmedicalgroup.com/the-mediterranean-diet-may-lower-risk-of-essential-tremor/

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp