Bạn có biết 30 – 80% người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng khó nhai, khó nuốt thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh suy kiệt và tử vong vì thiếu chất dinh dưỡng. Nếu người thân của bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, hãy đọc kỹ bài viết dưới đây, bạn sẽ tìm ra nhiều cách hay để giúp họ.

Lựa chọn rau củ quả, chế biến món ăn mềm, lỏng sẽ giúp người bệnh Parkinson ăn uống dễ dàng hơn

Lựa chọn rau củ quả, chế biến món ăn mềm, lỏng sẽ giúp người bệnh Parkinson ăn uống dễ dàng hơn

Dấu hiệu nhận biết tình trạng khó nuốt ở người bệnh Parkinson

Khó nuốt có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong bệnh Parkinson. Để nhận biết sớm triệu chứng này, các chuyên gia tại viện Parkinson Mỹ đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo sớm như sau:

- Chảy nước dãi thường xuyên.

- Ho hoặc hắng giọng trong hoặc sau khi ăn.

- Nghẹn trong bữa ăn.

- Cảm giác như thứ gì đó đang mắc kẹt trong cổ họng.

- Thay đổi giọng nói.

- Đau họng và ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản.

Để chẩn đoán chính xác biến chứng này, bác sĩ có thể nội soi thực quản hoặc yêu cầu bạn uống một loại nước có chứa barium sau đó chụp X-quang để quan sát.

Tại sao người bệnh Parkinson lại bị khó nuốt?

Ở người bình thường, lưỡi và các cơ miệng phối hợp nhịp nhàng, “ăn ý” với nhau tạo nên phản xạ nuốt. Đây là một hoạt động rất bản năng để đưa thức ăn vào hệ tiêu hóa, nhưng với người bệnh Parkinson, điều này đôi khi không hề đơn giản, bởi những lý do sau:

- Do sự thiếu hụt dopamin trong não làm cho lưỡi, cơ vùng má, cơ cổ họng, cơ hàm bị cứng lại nên quá trình nhai và đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản trở nên khó khăn hơn.

- Do sự giảm tiết nước bọt nên khoang miệng của người bệnh Parkinson thường khô khiến thức ăn càng khó di chuyển trong khoang miệng.

- Bệnh Parkinson chủ yếu là người cao tuổi, số lượng răng ít, nướu mềm, chức năng ăn nhai giảm cũng là một trong những những nguyên nhân gây nên tình trạng khó nuốt này.

Chứng khó nuốt do parkinson có nguy hiểm không?

Khó nuốt khiến người bệnh khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn

Khó nuốt khiến người bệnh khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn

Sự khó khăn khi nuốt khiến người dễ bị sặc, nghẹn trong khi ăn và uống thuốc, thậm chí tạo thành nỗi ám ảnh, sợ hãi đối với việc ăn uống. Đây là một trong những nguyên nhân khiến họ gầy sút cân vì thiếu dinh dưỡng, tự ti khi ăn ở nơi đông người. Đồng thời làm tăng nguy cơ viêm phổi do thức ăn rơi vào khí quản, thậm chí có trường hợp tử vong vì suy hô hấp do thức ăn lấp kín đường thở.

Làm gì để cải thiện chứng khó nuốt?

5 lời khuyên giúp cải thiện chứng khó nuốt khi uống thuốc

1. Làm ẩm khoang miệng bằng một ngụm nước trước khi uống thuốc

2. Đặt thuốc vào trung tâm lưỡi, theo chiều dọc (nếu các viên thuốc có hình bầu dục).

3. Uống liền một ngụm nước đồng thời ngả đầu ra phía sau, nuốt thuốc trực tiếp vào cổ họng,

4. Chèn viên thuốc vào một mẩu bánh mì nhỏ hoặc một phần của quả chuối để ăn. Sau đó, nhớ uống thêm nước để đảm bảo thuốc và thức ăn không đọng lại ở thực quản

5. Nghiền viên thuốc thành bột rồi hòa vào nước trái cây để uống. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi với một số dạng thuốc được bào chế đặc biệt, việc sử dụng theo cách này có thể gây quá liều và tăng nguy cơ xảy ra các dụng phụ không mong muốn.

Hướng dẫn cách giảm nhẹ sự khó khăn khi nuốt thức ăn

- Uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên mỗi ngày, đặc biệt là trước giờ ăn cơm. Điều này có thể giúp khoang miệng bớt khô hơn, giảm độ keo sánh của nước bọt, giảm đờm trong miệng và cổ họng.

- Trong khi ăn, bạn cũng có thể nhấp một ngụm nước nhỏ, thuận tiện nhất là uống 1 thìa nước canh để vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giúp giảm bớt sự khó nuốt.

- Ăn các thực phẩm có vị chua cũng là cách làm tăng tiết nước bọt và kích thích phản xạ nuốt

-  Ăn từng miếng nhỏ, ăn thật chậm và nhai thật kỹ trước khi nuốt.

- Ngồi thẳng ít nhất 15 phút sau khi ăn

- Súc miệng sau bữa ăn để tránh thức ăn tồn đọng trong khoang miệng

- Ăn ít đồ ngọt vì đường sẽ làm tăng độ keo của nước bọt

- Hạn chế các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể gây đờm.

- Để giảm bớt sự khó nuốt thức ăn, bạn có thể uống levodopa (tên thương mại là Madopar, Sinemet) trước bữa ăn khoảng 30 phút

Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh Parkinson bị khó nuốt

Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn cũng là cách giúp người bệnh cải thiện khó nuốt

Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn cũng là cách giúp người bệnh cải thiện khó nuốt

- Động viên người bệnh tập luyện mỗi ngày kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện chức năng cơ hàm, cơ miệng, từ đó giảm tình trạng khó nuốt thức ăn.

- Nên chế biến thức ăn ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp... hoặc cắt thức ăn thành miếng nhỏ để giúp người bệnh dễ nhai và nuốt hơn.

- Hướng dẫn và giúp đỡ người bệnh trong việc sử dụng thuốc đúng liều theo đơn của bác sĩ. Bởi việc không tuân thủ điều trị, bỏ thuốc hay quên liều là những yếu tố khiến tình trạng khó nuốt ngày càng tồi tệ hơn

Để cải thiện tình trạng khó nuốt khi bị Parkinson, cần có sự nỗ lực của cả bệnh nhân và gia đình trong cách ăn uống, sinh hoạt và tập luyện. Với những thông tin đã cung cấp trên đây, tôi tin rằng bạn sẽ sớm tìm ra cách cải thiện phù hợp phù hợp với tình trạng của bản thân mình.

Nguồn:

https://www.parkinsons.org.uk/information-and-support/eating-swallowing-and-saliva-control

https://www.parkinson.org/Understanding-Parkinsons/Symptoms/Non-Movement-Symptoms/Speech-and-Swallowing-Problems

--------------------------------------------------------------------

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày, mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp, trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Thực phẩm Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay

Với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp