Theo thời gian, sức khỏe và khả năng tự sinh hoạt của người bệnh Parkinson sẽ giảm dần. Vì thế, việc áp dụng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Parkinson khoa học  sẽ giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết cách chăm sóc người bệnh Parkinson trong bài viết hôm nay!

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Parkinson tại nhà

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Parkinson tại nhà

Vì sao cần kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Parkinson?

Parkinson là bệnh một dạng rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển, tức là các triệu chứng run tay chân, co cứng khớp hay giảm vận động sẽ tăng lên theo thời gian. Sức khỏe và khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh Parkinson sẽ giảm dần khi tình trạng bệnh tiến triển nặng lên. Vì thế, việc lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Parkinson chi tiết và kỹ càng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài sự độc lập của người bệnh.

Ngoài ra, những người chăm sóc bệnh nhân Parkinson cũng cần tập trung thích nghi với môi trường sống và thói quen sinh hoạt của người bệnh.  

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Parkinson

Kế hoạch chăm sóc người bệnh Parkinson cần được chú trọng

Kế hoạch chăm sóc người bệnh Parkinson cần được chú trọng

Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị Parkinson không chỉ là chế độ dinh dưỡng và tập luyện mà còn là thay đổi môi trường sống, hoạt động thư giãn…. cụ thể như sau:

Tạo môi trường sinh hoạt an toàn

Thảm trải sàn

Triệu chứng bệnh Parkinson sẽ làm người bệnh tăng nguy cơ vấp ngã hơn bình thường. Vì thế, bạn có thể sử dụng các loại thảm mỏng chống trượt được cố định các góc, hạn chế sử dụng thảm lông dày và dài. Nếu không sử dụng thảm thì nên lát đá hoa chống trơn trượt hoặc lát sàn gỗ.

Đèn và hệ thống dây điện

Nếu nhà bạn sử dụng các loại đèn cây, đèn sàn hoặc đèn bàn thì cần cố định phần chân để đèn không dễ bị đổ, nghiêng. Đảm bảo rằng tất cả công tắc đèn đều nằm trong tầm với và dễ dàng bật, tắt. Bên cạnh đó, hãy cố định các loại dây điện để tránh nguy cơ rơi hoặc làm người bệnh Parkinson vấp ngã.

Sắp xếp đồ đạc

Tất cả những đồ đạc trong nhà nên đặt cách nhau đủ xa để cho phép người bệnh Parkinson và thiết bị hỗ trợ di chuyển (nếu có) di chuyển dễ dàng đến tất cả các khu vực trong ngôi nhà.

Nếu một bệnh nhân Parkinson sử dụng xe lăn, các chuyên gia khuyến cáo rằng đồ nội thất nên được đặt cách nhau khoảng 1,6m để đủ chỗ cho xe lăn chuyển hướng mà không bị cản trở.

Đồ trang trí

Hạn chế đặt các đồ trang trí như bình hoa lớn, lục bình, các bức tượng… ở lối đi chính để tránh gây nguy hiểm cho người bệnh Parkinson.

Khu vực phòng ngủ

Chỉ đặt các vật dụng cần thiết trong phòng ngủ của người bệnh Parkinson

Chỉ đặt các vật dụng cần thiết trong phòng ngủ của người bệnh Parkinson

Do người bệnh Parkinson ngày càng gặp khó khăn trong việc di duyển và giữ thăng bằng nên các đồ đạc trong nhà phải được cố định chắc chắn, đặc biệt là trong phòng ngủ. Người bệnh Parkinson ngồi xe lăn hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ di chuyển luôn phải khóa bánh xe trên thiết bị của họ trước khi di chuyển vào giường và ghế. Vì thế, bạn cần lắp đặt các thanh chắn giường hoặc tay cầm an toàn ở khung giường để hỗ trợ người bệnh Parkinson di chuyển.

Khu vực bếp ăn

Nhà bếp là nơi cần được bố trí dễ dùng và tiện lợi nhất có thể với người bệnh Parkinson. Các tay nắm tủ bếp hoặc các núm vặn nhỏ sẽ gây khó khăn cho người bệnh Parkinson. Không chỉ các tay nắm tủ bếp mà các tay nắm cửa dạng xoay và kéo cũng sẽ khiến người bệnh Parkinson gặp khó khăn khi sử dụng. Vì thế, hãy dùng các đoạn dây, vải buộc vào phần tay nắm cửa để cải thiện khả năng sử dụng của người bệnh.

Ngoài ra, hãy cất những dụng cụ nhà bếp như bát đĩa, xoong nồi, gia vị vào vị trí ngang tầm với (khoảng giữa ngực và thắt lưng) để giúp người bệnh Parkinson không cần vươn người lên cao hoặc khom lưng. Điều này giúp ngăn ngừa khả năng ngã của người bệnh Parkinson.

Khu vực phòng tắm

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ sẽ giúp người bệnh Parkinson dễ dàng tự vệ sinh cá nhân

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ sẽ giúp người bệnh Parkinson dễ dàng tự vệ sinh cá nhân

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) vào năm 2011, phòng tắm là một trong những nơi nguy hiểm nhất do nguy cơ trượt ngã cao. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân Parkinson, phòng tắm cần được lắp đặt các thanh vịn ở các vị trí như bên cạnh bồn cầu, bồn rửa mặt, bồn tắm hoặc vòi hoa sen để đảm bảo an toàn.

Việc sử dụng phòng tắm không có ngăn cửa hoặc bồn tắm không có ngăn cửa sẽ giúp cho người bệnh Parkinson thuận lợi hơn trong việc vệ sinh. Sử dụng ghế tắm hoặc băng ghế dài để thay thế cho bồn tắm thông thường có thể giảm thiểu nguy cơ té ngã của người bệnh Parkinson. Trong một số trường hợp, bạn có thể lựa chọn thay thế cửa tắm kính bằng cửa nhựa hoặc rèm phòng tắm để thuận lợi trong việc chăm sóc bệnh nhân Parkinson.

Ngoài ra, hãy sử dụng các tấm thảm chống trượt trong khu vực phòng tắm để giảm thiểu nguy cơ té ngã của người bệnh. Đối với các đồ dùng tắm như khăn, sữa tắm, xà bông hay giấy vệ sinh nên được để tại những nơi nằm trong tầm với của người bệnh Parkinson.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt cho não bộ

Người bệnh Parkinson nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, omega - 3, vitamin và hạn chế ăn thực phẩm giàu protein, chất béo... cụ thể:

  • Chống oxy hóa: Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa sẽ ức chế các gốc tự do, từ đó giúp làm ổn định lượng Dopamine trong não và làm chậm tiến triển bệnh Parkinson. Các loại trái cây và rau củ nhiều màu như súp lơ xanh, cà chua, đậu đỏ, việt quất, dâu tây, lựu… là các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.
  • Omega - 3: Omega - 3 là dưỡng chất cần thiết cho não bộ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của người bệnh Parkinson. Omega  - 3 có nhiều trong các loại cá béo (cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá thu... ), hạt lanh, hạt chia, quả óc chó…
  • Vitamin, khoáng chất: Bổ sung các loại vitamin C, canxi, magie… là cách hiệu quả giúp cải thiện các triệu chứng run, yếu cơ, trầm cảm của người bệnh Parkinson.

Bên cạnh đó, hãy hạn chế và cắt giảm những loại thực phẩm này trong chế độ ăn cho người bệnh Parkinson:

  • Protein: Thực phẩm giàu protein sẽ làm giảm hấp thu của thuốc điều trị bệnh Parkinson. Bạn hãy hạn chế nạp protein từ thịt, thay vào đó sử dụng protein từ cá, các loại đậu... Lưu ý dùng thuốc điều trị Parkinson cách bữa ăn ít nhất là 2 giờ.
  • Chất béo bão hòa (chất béo xấu): Các loại thực phẩm như da và nội tạng động vật, đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất béo bão hòa. Đây là nguyên nhân khiến các gốc tự do gây thoái hóa tế bào thần kinh tăng lên làm tình trạng bệnh Parkinson tiến triển nặng thêm.
  • Muối, đường: Nạp nhiều muối, đường sẽ gây mất cân bằng Natri hoặc thừa cân, béo phì và khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả. Vì thế, người bệnh Parkinson hãy hạn chế ăn các thực phẩm muối mặn, muối chua, nước trái cây đóng hộp…
  • Cồn, chất kích thích: Thuốc lá, rượu hay các loại đồ uống có cồn là nguyên nhân tăng nặng của các triệu chứng bệnh Parkinson như run tay chân, cứng cơ...

 bát đĩa có đáy cao su và dụng cụ ăn uống

Ngoài ra, bạn có thể dùng bát đĩa có đáy cao su và dụng cụ ăn uống được thiết kế riêng cho người bệnh Parkinson. Khi chế biến món ăn, bạn nên xay nhỏ hoặc thái nhỏ đồ ăn để tránh tình trạng người bệnh khó nuốt và mắc nghẹn. Điều này giúp khuyến khích và tạo thuận lợi cho người bệnh Parkinson khi ăn uống.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn nên cho người bệnh Parkinson sử dụng kết hợp thêm các thảo dược có tác dụng làm tăng Dopamine cho não bộ, phục hồi tổn thương thần kinh như Thiên ma, Câu đằng. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn.

Duy trì tập luyện để tăng khả năng vận động

Các chuyên gia khuyến cáo rằng tập luyện 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm run và cứng cơ giúp người bệnh đi lại, sinh hoạt linh hoạt, dễ dàng hơn.

Người bệnh Parkinson nên lựa chọn các bài tập cường độ nhẹ đến vừa như đi bộ, yoga, đạp xe, khiêu vũ… Bạn có thể kết hợp 2, 3 môn thể thao trong một tuần và luôn nhớ cần dành 5 - 10 phút khởi động trước khi tập luyện.

Xem thêm:  6 bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn

Chăm sóc & vệ sinh hàng ngày đúng cách

Hãy cảm thông và kiên nhẫn nếu bạn là người chăm sóc bệnh nhân Parkinson

Hãy cảm thông và kiên nhẫn nếu bạn là người chăm sóc bệnh nhân Parkinson

Những sinh hoạt của cuộc sống thường ngày cũng trở nên khó khăn với người bệnh Parkinson vì họ khó có thể kiểm soát vận động linh hoạt và trơn tru. Hãy áp dụng ngay những hướng dẫn dưới đây để việc chăm sóc bệnh nhân Parkinson dễ dàng và đơn giản

  • Vệ sinh cá nhân

Đối với người bệnh Parkinson, tắm vòi hoa sen thường được ưu tiên hơn so với việc dùng bồn tắm vì việc ra vào bồn tắm sẽ ngày càng khó khăn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân Parkinson bị sa sút trí tuệ có thể cảm thấy bối rối hoặc sợ hãi trước âm thanh và cảm giác nước chảy khi tắm. 

Lúc này, hãy nhẹ nhàng nói chuyện với người bệnh và bắt đầu làm sạch các vùng ít nhạy cảm như tay, chân trước để họ làm quen. Sau đó, bạn có thể giúp họ vệ sinh cơ thể như bình thường.

Để người bệnh Parkinson có thể dễ dàng vệ sinh răng nướu, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng bàn chải đánh răng điện và chỉ nha khoa.

  • Mặc quần áo

Việc mặc quần áo của người bệnh Parkinson có thể trở thành một công việc tốn nhiều thời gian và công sức vì việc kiểm soát vận động cơ của họ bị suy yếu. Vì vậy, hãy thay thế các loại quần áo dùng cúc, khóa kéo bằng khóa dán hoặc nam châm. Bạn hãy lựa chọn quần áo rộng rãi để người bệnh Parkinson thoải mái và dễ dàng cởi ra.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một vài bài tập kéo căng trước khi mặc quần áo để “làm nóng” các nhóm cơ. Điều này đặc biệt hữu ích cho người bệnh Parkinson sau khi thức dậy.

  • Xoa bóp, mát xa

Liệu pháp xoa bóp cho bệnh nhân Parkinson có thể giảm bớt căng thẳng, run rẩy, co cứng khớp và chuột rút cơ. Ngoài ra, kết hợp sử dụng đệm sưởi nóng cũng có tác dụng làm dịu các cơ đau nhức cho người bệnh.

Kết hợp ăn uống, tập luyện đúng cách để giảm táo bón

Táo bón là một trong những tình trạng mà hầu hết người bệnh Parkinson gặp phải. Điều này là do sự thiếu hụt Dopamine khiến suy giảm co thắt đại tràng, hậu môn và dẫn đến tình trạng táo bón. Ngoài ra, sự khó khăn trong việc ăn uống khiến người bệnh Parkinson thiếu nước và chất xơ.

Nếu tình trạng táo bón nhẹ, người chăm sóc có thể xoa bụng và hỗ trợ bơm mật ong vào hậu môn người bệnh (để khoảng 5 phút). Đối với trường hợp táo bón nặng, cách xử trí nhanh nhất là sử dụng các loại thuốc thụt tháo, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân… Tuy nhiên, người chăm sóc bệnh nhân Parkinson cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này.

Để cải thiện tình trạng táo bón lâu dài, người bệnh Parkinson hãy tăng cường uống nhiều nước, ăn các loại rau có chất nhớt (rau đay, rau mồng tơi, quả đậu bắp), sữa chua, các loại đậu đỗ (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ), yến mạch, chuối, cam (ăn cả múi), thanh long…

Bên cạnh đó, các chuyên gia thần kinh khuyến khích người bệnh Parkinson nên tập động tác giúp tăng cường co thắt hậu môn như hít thở bằng cơ bụng hàng ngày.

Tham gia các hoạt động thư giãn

Người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh Parkinson tham gia các hoạt động thư giãn như đi nghe nhạc, xem kịch, xem phim, vẽ tranh… Điều này sẽ làm người bệnh giảm căng thẳng, lo âu, stress và giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh.

Việc lên kế hoạch và chăm sóc người bệnh Parkinson bước đầu sẽ khó khăn với tất cả mọi người. Điều quan trọng là chúng ta cần giữ vững sự lạc quan, kiên trì và cảm thông với người bệnh. Hy vọng, hướng dẫn về cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson khoa học trong bài viết này sẽ giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và tuổi thọ.

Xem thêm: Bệnh Parkinson có chữa được không? Có khỏi hẳn được không?

Nguồn tham khảo: parkinsons.org.uk , webmd.com , agingcare.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp