Theo ước tính có hơn 50% người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng trầm cảm, khiến tinh thần bị ảnh hưởng nặng nề và bệnh Parkinson trở nên tồi tệ hơn. Vậy nguyên nhân gây trầm cảm ở người bệnh Parkinson là gì và làm thế nào để đối phó? Nội dung trong bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.
Trầm cảm làm nặng thêm các triệu chứng khác của người bệnh Parkinson
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm
Trầm cảm có thể xuất hiện từ rất sớm, nhưng cũng có thể là biểu hiện trong giai đoạn muộn của bệnh Parkinson. Bạn có thể nhận biết tình trạng này qua một số dấu hiệu sau:
- Người bệnh mệt mỏi, rất ít nói và thường tìm không gian một mình (ít nhất hai tuần).
- Tâm trạng buồn rầu, chán nản hoặc cảm giác trống rỗng trong một thời gian dài.
- Người bệnh cảm giác vô dụng, suy sụp hoặc lo lắng, khó tập trung.
- Y tưởng tự sát hoặc tự làm hại bản thân mình .
- Có thể kèm theo rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Tuy nhiên, trầm cảm trong bệnh Parkinson là triệu chứng không dễ chẩn đoán. Bởi rất nhiều người bệnh Parkinson bị rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi, buồn rầu nhưng không phải là trầm cảm. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được kiểm tra một cách chính xác.
Nguyên nhân nào khiến người bệnh Parkinson bị trầm cảm?
Sự sụt giảm nồng độ dopamin, serotonin trong não của người bệnh Parkinson không chỉ gây ra các rối loạn vận động, mà còn dẫn đến các rối loạn tinh thần. Bởi đây là các hormon đem lại niềm vui và sự hạnh phúc, nên khi thiếu hụt người bệnh rất dễ bị u uất, trầm cảm. Thậm chí những biểu hiện này còn xuất hiện trước khi tình trạng run, cứng đờ cơ bắp xảy ra.
Một số thuốc điều trị Parkinson có ảnh hưởng phụ đối với hệ thần kinh, khiến người bệnh suy giảm trí nhớ và làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Một số thuốc điều trị, ví dụ levodopa làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người bệnh Parkinson
Mặc khác, người bệnh Parkinson thường dễ mặc cảm, tự ti khi đối diện với người lạ, đôi khi lại tự trách mình vì làm phiền đến những người thân. Đây là lý do khiến nhiều người bệnh trở nên ít nói, sống thu mình và lâu ngày dẫn đến trầm cảm
Các giải pháp cải thiện hiệu quả tình trạng trầm cảm
Cải thiện trầm cảm bằng thuốc
Nhiều chuyên gia khuyên rằng, với các trường hợp trầm cảm nặng, cần thăm khám kết hợp cả bác sĩ thần kinh, bác sĩ tâm thần và các nhà tâm lý học để được sử dụng các loại thuốc phù hợp.
Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thuốc và liều lượng ra sao là do bác sĩ cân nhắc. Việc bạn nên làm là hãy uống thuốc đúng liều, đúng giờ. Bởi sự dao động nồng độ thuốc trong máu khi bạn quên liều hoặc bỏ thuốc chính là yếu tố khiến tình trạng trầm cảm xảy ra nghiêm trọng hơn.
3 thói quen giúp bạn thoát khỏi trầm cảm
Ngoài thuốc điều trị, bạn cũng có thể tự giúp mình thoát khỏi trầm cảm bằng 3 thói quen sau:
- Tập thể dục mỗi ngày: Các nhà khoa học cho biết, khi bạn tập thể dục não sẽ sản sinh ra nhiều hormon vui vẻ, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, phấn chấn hơn. Không chỉ vậy, việc kiên trì tập luyện mỗi ngày còn giúp tăng lượng oxy nuôi dưỡng não bộ, góp phần cải thiện trí nhớ và làm giấc ngủ sâu hơn. Tùy vào sức khỏe của mình, bạn có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc đơn giản là tập dưỡng sinh, khí công nhưng cần duy trì thời gian tập luyện mỗi ngày tối thiểu là 30 phút.
Tập luyện thường xuyên cũng là liều thuốc tự nhiên để cải thiện tâm trạng
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya: Matthew Walker, một nhà thần kinh học từng nói "Thời gian ngủ của bạn càng ngắn, cuộc sống của bạn càng bị rút ngắn đi". Bởi nếu bạn ngủ không đủ giấc, các tế bào thần kinh cũng không được nghỉ ngơi và nạp đủ năng lượng. Vì vậy, hãy cố gắng đi ngủ trước 22 giờ và ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Nếu cảm thấy khó ngủ, bạn có thể đọc sách báo, nghe nhạc không lời, ngâm mình nước ấm hoặc sử dụng một số trà thảo mộc như trà tâm sen, bình vôi để dễ ngủ hơn...
- Thư giãn tinh thần: là một liều thuốc tự nhiên giúp bạn phòng ngừa và giảm nhẹ trầm cảm. Vì vậy hãy cố gắng gạt bỏ những suy nghĩ bi quan, tiêu cực, cố gắng thả lỏng cơ thể và thư giãn bằng cách ngồi thiền, tập yoga hoặc tập hít sâu thở chậm
Thảo dược giúp làm giảm trầm cảm vì Parkinson
Để giúp người bệnh Parkinson sớm điều chỉnh những rối loạn tâm lý, bên cạnh thuốc và thay đổi lối sống, nhiều chuyên gia khuyến khích kết hợp thêm 2 thảo dược Thiên ma, Câu đằng.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong 2 thảo dược này giúp an thần, trấn tĩnh, cải thiện giấc ngủ và làm người bệnh phấn chấn hơn. Đây cũng là các chất có vai trò tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng, bảo vệ não bộ và ổn định tính dẫn truyền, từ đó giảm run, giảm co cứng và làm chậm sự tiến triển nặng dần của Parkinson.
Câu đằng - thảo dược quý cho người bệnh Parkinson
Lưu ý khi chăm sóc người bệnh Parkinson bị trầm cảm
Nếu có ai đó trong gia đình bạn mắc bệnh, hãy dành thật nhiều thời gian lắng nghe những chia sẻ và giúp họ tháo gỡ những cảm xúc bi quan, tiêu cực trong suy nghĩ. Đây được coi là chìa khóa vàng để cải thiện tâm trạng và làm giảm tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động đoàn xã, câu lạc bộ người cao tuổi để giúp cải thiện tâm trạng của họ.
Như vậy, trầm cảm không những làm sa sút tinh thần mà còn tăng nguy cơ dẫn tới những rối loạn hành vi nguy hiểm cho người bệnh Parkinson. Tuy nhiên, sự quan tâm, săn sóc của người thân, kết hợp với việc điều trị đúng, trầm cảm sẽ không còn cơ hội xuất hiện và đe dọa đến sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh Parkinson được nữa.
Nguồn:
https://www.parkinsons.org.uk/information-and-support/depression
https://www.apdaparkinson.org/what-is-parkinsons/symptoms/depression/