Một nghiên cứu do Tiến sĩ Mohammed Z, Đại học Case Western Reserve đã cho thấy, việc cắt bỏ ruột thừa có thể là một trong những “thủ phạm” gây bệnh Parkinson. Mặc dù điều này không có nghĩa là mọi bệnh nhân sau mổ ruột thừa đều bị bệnh, nhưng tỷ lệ mắc Parkinson ở nhóm đối tượng này cao gấp 3 lần những người bình thường chưa từng cắt ruột thừa.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson
Nghiên cứu đã đánh giá hơn 62,2 triệu hồ sơ bệnh nhân từ 26 hệ thống y tế ở Mỹ, đối tượng được chọn vào nghiên cứu là những người đã cắt bỏ ruột thừa và được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson ít nhất 6 tháng sau đó.
Kết quả cho thấy, ở những bệnh nhân này nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao gấp ba lần so với những người chưa từng phẫu thuật. Kết quả này không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, chủng tộc hay giới tính.
Mặc dù vậy nhưng tiến sĩ Mohammed Z - tác giả nghiên cứu vẫn cho rằng, cần tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa để xác nhận và khẳng định lại mối liên hệ này.
Tiến sĩ. Giám đốc khoa học của Quỹ Parkinson (Parkinson Foundation) James Beck cho biết, cho đến nay nguyên nhân gây bệnh Parkinson vẫn chưa được xác định rõ nhưng chắc chắn protein alpha-synuclein là một trong những yếu tố quan trọng gây ra căn bệnh này “Chúng tôi biết rằng alpha-synuclein protein là thành phần chính được tìm thấy trong các tế bào thần kinh của hầu hết người bệnh Parkinson. Ở những người này, sự biến đổi cấu trúc của protein alpha-synuclein chính là yếu tố gây ra bệnh. Hơn nữa, ruột thừa bị viêm là cửa ngõ của các độc tố, vi khuẩn, yếu tố tấn công hệ miễn dịch và làm biến tính protein alpha - synuclein. Mặc dù viêm ruột thừa không trực tiếp gây bệnh nhưng nó sẽ giống như một yếu tố khơi mào cho một chuỗi các phản ứng tiếp theo của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh Parkinson tiến triển. Các dây thần kinh ruột thường chứa các cấu trúc tương tự tế bào thần kinh gây bệnh Parkinson. Và việc cắt bỏ ruột thừa ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh Parkinson”
Từ nhiều thập kỷ trước, người ta đã biết sự rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Parkinson. Đây cũng có thể là một minh chứng cho sự liên quan giữa ruột và não trong căn bệnh này.
Một nghiên cứu dịch tễ học chưa đủ bằng chứng giải thích cơ chế đằng sau bệnh Parkinson, nhưng nó có thể đưa các nhà khoa học đi đúng hướng cho các nghiên cứu bổ sung. Trong tương lai, nhiều nghiên cứu có thể được thực hiện để hiểu rõ hơn những gì xảy ra trong cơ thể liên quan giữa việc cắt bỏ ruột thừa và bệnh Parkinson.
Nguồn
https://www.healthline.com/health-news/parkinsons-disease-is-more-common-after-appendectomy#What-causes-Parkinson%E2%80%99s-disease?