Ở giai đoạn cuối, người bệnh Parkinson phải đối mặt với nguy cơ tàn phế khi không thể đi lại hay làm bất cứ việc gì vì chân tay run rẩy, các cơ bắp cứng đờ. Mặc dù bệnh Parkinson giai đoạn này rất khó điều trị, tuy nhiên nếu áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, bạn có thể giảm bớt những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Người bệnh parkinson giai đoạn cuối có thể sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào những người xung quanh
Bệnh Parkinson giai đoạn cuối có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của bệnh Parkinson tăng lên theo các giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn 4, tình trạng run, co cứng cơ đã biểu hiện rất nghiêm trọng gây khó khăn cho người bệnh trong việc đi lại, ăn uống và thực hiện các sinh hoạt cá nhân. Đến giai đoạn cuối, phần lớn người bệnh bị mất khả năng vận động, đôi khi mất cả khả năng nhận thức và suy giảm tinh thần. Các triệu chứng trong giai đoạn này biểu hiện cụ thể như sau:
Triệu chứng thuộc vận động
Các cơ khớp cứng đờ khiến người bệnh Parkinson có cảm giác như đôi chân “gắn chặt xuống mặt sàn”, tay chân run mạnh và khả năng giữ thăng bằng kém. Họ không thể tự thực hiện bất cứ việc gì, phải ngồi xe lăn và sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân trong phần còn lại của cuộc đời.
Một số người còn gặp phải tình trạng loạn động, múa giật do hậu quả của việc sử dụng thuốc levodopa (Madopar, Sinemet) dài ngày.
Triệu chứng không thuộc vận động
Người bệnh Parkinson giai đoạn cuối rất dễ trầm cảm, hoang tưởng
Ngoài những rối loạn vận động, ở giai đoạn này người bệnh Parkinson phải chịu thêm những gánh nặng về tinh thần, sự rối loạn giấc ngủ, tiêu hóa kém khiến thể trạng càng trở nên suy kiệt.
Rối loạn tinh thần
Do sự thiếu hụt dopamin và serotonin trong não, tác dụng phụ của thuốc điều trị và một phần lớn là do tâm lý chán nản, tự ti khi phải chung sống nhiều năm với bệnh Parkinson nên người bệnh thường cảm thấy u uất, tuyệt vọng, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm, mất trí nhớ, ảo giác, hoang tưởng. Đây chính là những yếu tố khiến bệnh Parkinson nhanh tiến triển xấu đi.
Khó nuốt và tiêu hóa kém
Trong bệnh Parkinson, sự co cứng cơ còn xảy ra ở các cơ hàm và cơ miệng khiến người bệnh khó nhai và nuốt. Vì thế thức ăn rất dễ rơi lạc vào đường hô hấp, làm tắc nghẽn đường thở, viêm phổi, suy hô hấp. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở người bệnh Parkinson.
Ở giai đoạn này, khả năng tiết dịch vị dạ dày và nhu động ruột giảm nên người bệnh ăn không ngon miệng, táo bón kéo dài. Hơn nữa, khả năng hấp thu thức ăn cũng kém làm người bệnh dễ bị suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng.
Hạ huyết áp tư thế
Là hiện tượng hạ huyết áp đột ngột, choáng váng khi người bệnh thay đổi tư thế, ví dụ khi ngồi xuống, đứng lên hoặc bất ngờ xoay người. Đây cũng là một trong những thời điểm người bệnh Parkinson dễ té ngã và bị thương, nhất là với những bệnh nhân lớn tuổi.
Mặc dù không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng với chừng ấy các biến chứng cũng đủ khiến cuộc sống của người bệnh và gia đình trở nên xáo trộn gấp và khó khăn gấp bội phần
Các phương pháp điều trị bệnh Parkinson giai đoạn cuối
Phẫu thuật kích não sâu có thể được chỉ định khi người bệnh không còn đáp ứng với thuốc điều trị
Ở giai đoạn này, hầu hết các thuốc điều trị không còn tác dụng (nhờn thuốc) do được sử dụng trong suốt một thời gian dài. Để giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật kích não sâu. Đây là phương pháp mới giúp giảm run, giảm bớt phần nào sự co cứng cơ khớp nên rất nhiều người bệnh có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của phương pháp này là chi phí điều trị, khoảng 700 triệu đồng và sau khoảng 5 năm người bệnh sẽ phải chi trả khoảng 500 triệu cho cuộc phẫu thuật thay pin. Chính vì thế, không phải người bệnh Parkinson nào tại Việt Nam cũng có thể tiếp cận phương pháp này.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc điều trị bệnh Parkinson giai đoạn cuối đã hết hy vọng. Mặc dù không thể tự chăm sóc bản thân nhưng nếu người bệnh quyết tâm không bỏ cuộc cùng với sự giúp đỡ, động viên từ phía gia đình, chắc chắn họ sẽ trải qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng hơn.
Người bệnh Parkinson nên được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Người bệnh Parkinson giai đoạn cuối dễ bị suy dinh dưỡng, vì thế gia đình nên chế biến thức ăn dưới dạng lỏng, mềm để người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Các loại rau xanh, hoa quả, cá biển là những thực phẩm mà bạn có thể tham khảo lựa chọn vào thực đơn của người bệnh.
Tuy nhiên, nếu người bệnh đang sử dụng thuốc levodopa thì cần uống các thuốc này cách xa những bữa ăn giàu đạm ít nhất là trước đó 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ để đảm bảo hấp thu.
Rau củ quả tươi là những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của người bệnh Parkinson
Người bệnh Parkinson rất cần sự cảm thông, chia sẻ từ phía người thân
Nếu người thân của bạn bị Parkinson, điều tốt nhất bạn có thể giúp họ không phải là phục vụ và thay họ làm các sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Mà quan trọng hơn thế, bạn cần dành nhiều thời gian quan tâm, lắng nghe họ mỗi ngày. Hãy động viên, khích lệ họ cố gắng thực hiện mọi việc trong khả năng, cố gắng ghi nhớ và không ngừng bỏ cuộc trước bệnh tật. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tự trang bị cho mình những kiến thức về bệnh Parkinson để có thể đồng hành với người thân vượt qua những khó khăn mà bệnh tật gây ra
Tập thể dục giúp cải thiện khả năng vận động trong bệnh Parkinson
Việc tập luyện, massage sẽ giúp giảm độ cứng, giảm đau các cơ bắp, đồng thời tăng cường lưu thông máu lên não, giúp người bệnh ngủ sâu giấc và phấn chấn hơn. Một số môn thể thao tốt cho người bệnh parkinson bao gồm: đi bộ, yoga, dưỡng sinh hay ngồi thiền.
Nếu có điều kiện, gia đình nên đưa người bệnh đến các trung tâm vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Các buổi tập khoảng 40 - 60 phút/lần, 2 – 3 lần/tuần sẽ hỗ trợ người bệnh trong việc di chuyển, đi lại tốt hơn.
Thảo dược Thiên ma, Câu đằng hỗ trợ giúp giảm nhẹ bệnh Parkinson
Nghiên cứu tại Đại học Y Khoa Trung Quốc do Tiến sĩ Li Min phụ trách cho thấy, những người bệnh sử dụng thuốc tây cùng với đơn thuốc Đông y chứa Thiên ma, Câu đằng đã cải thiện run tay chân, kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ cùng các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, táo bón.
Như vậy, để chung sống một cách nhẹ nhàng hơn với giai đoạn cuối của bệnh Parkinson thì cần sự cố gắng đồng lòng của cả bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế với sự giúp sức của nhiều giải pháp điều trị. Chúng tôi tin rằng, chỉ cần bạn không bỏ cuộc, chắc chắn bệnh Parkinson sẽ không trở thành gánh nặng quá lớn đối với cuộc sống của bạn kể cả là giai đoạn cuối.
Nguồn:
https://parkinsonsnewstoday.com/2017/08/23/five-stages-of-parkinsons-disease/
https://www.mariecurie.org.uk/professionals/palliative-care-knowledge-zone/condition-specific-short-guides/parkinsons