Hội chứng Parkinson (Parkinsonism) là thuật ngữ dùng chỉ chung các rối loạn thần kinh gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson, bao gồm run tay chân, chậm vận động và cứng đờ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết này!
Hội chứng Parkinson là gì, có giống với bệnh Parkinson?
Hội chứng Parkinson và bệnh Parkinson không phải là một
Hội chứng Parkinson và bệnh Parkinson không giống nhau. Hội chứng Parkinson (Parkinsonism) là nhóm bệnh rối loạn thần kinh có các triệu chứng tương tự bệnh Parkinson nhưng do các nguyên nhân khác nhau gây ra.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Parkinson nên bệnh này còn được gọi là “Parkinson vô căn”. Trong khi đó, hội chứng Parkinson lại có nguyên nhân cụ thể (thường là do tổn thương cấu trúc hoặc chức năng của não) nên còn được gọi là Hội chứng Parkinson thứ phát.
Hội chứng Parkinson có những triệu chứng gì?
Hội chứng Parkinson thường gây ra những biểu hiện giống triệu chứng bệnh Parkinson bao gồm run tay chân, run toàn thân, vận động chậm chạp và dễ vấp ngã, co cứng cơ, giọng nói nhỏ lại và khó nghe, khó kiểm soát nét mặt… Đây là nguyên nhân nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson.
Điểm khác biệt duy nhất là người mắc hội chứng Parkinson bị suy giảm nhận thức, trí nhớ trầm trọng hơn so với người bệnh Parkinson.
Hội chứng Parkinson có các triệu chứng tương tự bệnh Parkinson
Nguyên nhân gây ra hội chứng Parkinson
Tất cả các nguyên nhân gây tổn thương cấu trúc và chức năng não bộ như tắc mạch, vỡ mạch, ảnh hưởng từ thuốc điều trị và độc tố đều có thể dẫn đến hội chứng Parkinson, ví dụ:
Tổn thương cấu trúc mạch máu não
Người bệnh có thể mắc Hội chứng Parkinson sau khi trải qua đột quỵ (tai biến mạch máu não), chấn thương đầu hoặc giãn não áp lực bình thường.
- Hậu quả sau đột quỵ, xơ vữa động mạch não: Điều này dẫn đến các tổn thương vùng hạch nền của não bộ. Các triệu chứng của hội chứng Parkinson sau đột quỵ thường biểu hiệu ở chi dưới như dáng đi không vững, dễ mất thăng bằng, run chân khi nghỉ ngơi, run giật bàn chân… Một số trường hợp có thể tăng phản xạ ở chi trên nhưng không bị run tay. Trên thực tế, có trường hợp người bệnh cảm thấy giận dữ, buồn bã… mà không có nguyên nhân.
Phương pháp chẩn đoán Hội chứng Parkinson do tổn thương mạch máu phổ biến là chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI.
- Chấn thương đầu: Nghiên cứu trên tạp chí Thần kinh học (Mỹ) cho thấy chấn thương đầu làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng Parkinson từ 56 - 83%. Điều này là do chấn thương đầu có thể phá hủy tế bào sản xuất Dopamine qua quá trình gây viêm và tạo sẹo trong não.
Di chứng sau chấn thương đầu có thể là yếu, cứng cơ, run tay chân, chậm chạp và được gọi là hội chứng Parkinson sau chấn thương. Các chuyên gia khuyến cáo nếu bị chấn thương đầu, bạn nên thăm khám định kỳ kết hợp tập thể dục, ăn uống lành mạch để giảm nguy cơ mắc chứng bệnh này.
- Giãn não áp lực bình thường: Đây là tình trạng gia tăng bất thường dịch não tủy trong não thất khiến cho khu vực này bị sưng lên và gây áp lực lên mô não.
Những triệu chứng người bệnh hay gặp có thể kể đến như vấn đề chậm vận động, giảm kiểm soát bàng quang dẫn đến tiểu tiện nhiều hoặc tiểu tiện không kiểm soát, sa sút tinh thần tiến triển và mất trí nhớ…
Các phương pháp chẩn đoán giãn não áp lực bình thường là quét não, theo dõi áp lực nội soi.
Hội chứng Parkinson sau tai biến, đột quỵ rất phổ biến
Tổn thương chức năng não bộ
Bên cạnh tổn thương cấu trúc thì sự rối loạn hoạt động chức năng não bộ cũng là nguyên nhân gây ra Hội chứng Parkinson.
- Do thuốc điều trị: Sử dụng các loại thuốc thần kinh, thuốc chống loạn thần (haloperidol), thuốc chống nôn (metoclopramide, chlorpromazine)... có thể là nguyên nhân gây ra Hội chứng Parkinson. Đây là các thuốc làm phong tỏa (ức chế) các thụ thể dopaminergic, khiến dopamine không thể hoạt động bình thường, từ đó gây ra các triệu chứng tương tự như khi thiếu hụt dopamine trong bệnh Parkinson.
Thông thường, các triệu chứng có thể tự biến mất sau khi ngừng thuốc, nhưng cũng có những trường hợp người bệnh phải chung sống với hội chứng Parkinson cả đời.
- Ảnh hưởng độc tố: Những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất MPTP (Carbon monoxide, Methanol) có trong các hầm mỏ kim loại, ngành công nghiệp sơn, thuốc trừ sâu có thể dẫn đến Hội chứng Parkinson.
Vì vậy, bạn đừng quên đeo găng tay, bịt khẩu trang, sử dụng trang phục bảo hộ lao động khi làm việc và nếu có thể hãy sống xa khu vực bị ô nhiễm hóa chất để bảo vệ mình và người thân…
- Sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích có thuốc lá, rượu bia, cà phê, thuốc lắc, ma túy và thiếu ngủ, stress kéo dài là nguyên nhân gây ra Hội chứng Parkinson.
Các triệu chứng có thể thuyên giảm khi bạn điều chỉnh lại lối sống. Tuy nhiên, nếu các hoạt động chức năng não bộ đã bị ảnh hưởng nặng nề (hay còn gọi là “nhược não”) thì người bệnh khó có thể phục hồi trở lại bình thường.
Nếu bạn nhận thấy biểu hiện của Hội chứng Parkinson, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhanh chóng hơn là gọi tới tổng đài 0981 238 218 để được các dược sĩ tư vấn!
Cách điều trị hội chứng parkinson hiệu quả
Chế độ ăn lành mạnh là một trong những phương pháp điều trị Hội chứng Parkinson
Hiện nay, hai phương pháp điều trị Hội chứng Parkinson hiệu quả nhất là điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng.
Điều trị nguyên nhân
Phương pháp này áp dụng cho Hội chứng Parkinson do độc tố, thuốc điều trị hoặc chất kích thích. Việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các triệu chứng giảm nhẹ và biến mất. Trên thực tế, có những trường hợp bệnh tiến triển nặng nên việc loại bỏ nguyên nhân không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể giảm nhẹ.
Điều trị triệu chứng
Hội chứng Parkinson có thể được điều trị triệu chứng bằng việc kết hợp những phương pháp dưới đây:
- Dùng thuốc (Carbidopa - Levodopa): Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị Hội chứng Parkinson, tác dụng chính là làm tăng sự hiện diện của Dopamine trong não. Levodopa thường được kết hợp cùng Carbidopa để giảm liều dùng của Levodopa và nguy cơ nhờn thuốc hoặc gặp tác dụng phụ.
- Sử dụng thảo dược: Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở những bệnh nhân sử dụng thêm hai thảo dược Thiên ma, Câu đằng cùng đơn thuốc tây có sự cải thiện rõ rệt biểu hiện run, kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ, cùng các triệu chứng lo âu, trầm cảm, khó ngủ. Hai loại thảo dược này có chứa các hoạt chất sinh học tương tự như tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào não bị tổn thương, làm ổn định quá trình dẫn truyền. Sử dụng lâu dài sẽ giúp cơ thể điều chỉnh những rối loạn và thiết lập lại cân bằng đã mất.
- Thay đổi lối sống: Đây là cách điều trị Hội chứng Parkinson bằng cách tăng tiết Dopamine tự nhiên của cơ thể. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tránh căng thẳng kéo dài, ngủ đủ 7 - 8 tiếng... là cách giúp cơ thể sản sinh Dopamine đều đặt.
- Bên cạnh đó, chuyên gia khuyến cáo người mắc Hội chứng Parkinson nên bổ sung các thực phẩm giàu protein và lợi khuẩn probiotics như thịt, trứng, yến mạch, các loại sữa chua và sữa chua uống...
Trên đây là những thông tin nguyên nhân và cách điều trị Hội chứng Parkinson. Hy vọng, qua bài viết này người đọc có thể phân biệt được Hội chứng Parkinson và bệnh Parkinson để có phương án điều trị đúng và phù hợp.
Bài viết liên quan:
- [Giải đáp thắc mắc] Bị bệnh Parkinson sống được bao lâu?
- Bệnh Parkinson có chữa được không? Có khỏi hẳn được không?
Nguồn tham khảo: mayoclinic, apexuniversity.comsdmanuals.com