Khi mới được chẩn đoán bệnh Parkinson, không ít người cảm thấy hoang mang,  lo lắng và không ngừng tìm kiếm các thông tin xoay quanh căn bệnh này. Họ băn khoăn không biết bệnh Parkinson có nguy hiểm không, có di truyền không và liệu có cách nào để chữa khỏi?

Để cung cấp cho quý vị những thông tin chính xác nhất về căn bệnh này, chúng tôi đã phỏng vấn GS. TS Nguyễn Văn Thông - Phó chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam, Nguyên chủ nhiệm bộ môn thần kinh Viện nghiên cứu Y Dược lâm sàng 108. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn trong bài viết dưới đây.

Giáo sư Thông trong buổi phỏng vấn cùng MC Trần Hằng

Giáo sư Thông trong buổi phỏng vấn cùng MC Trần Hằng

Bệnh Parkinson là gì?

Theo giáo sư Thông, bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh mạn tính, tiến triển nặng dần theo thời gian. Bệnh xảy ra do các tế bào sản xuất và tiết dopamin bị thoái hóa và chết dần, dẫn đến giảm lượng dopamn trong não. Đây là một chất có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng, điều hòa và kiểm soát các cử động của cơ thể. Vì vậy mà khi thiếu dopamin, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng rối loạn vận động như run rẩy, cứng cơ khớp và đi lại chậm chạp. 

Giáo sư Thông chia sẻ thêm, sở dĩ căn bệnh này có tên Parkinson là vì bệnh được mô tả lần đầu bởi một bác sĩ người Anh - James Parkinson, nên sau này người ta lấy tên ông để gọi tên bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Đến nay nguyên nhân chính xác gây bệnh Parkinson vẫn là một điều chưa thể lý giải. Tuy nhiên, giáo sư Thông cho rằng việc tiếp xúc thường xuyên với yếu tố môi trường như thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại… có thể làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Bệnh Parkinson có di truyền không?

Câu trả lời chắc chắn là có và thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nếu có một người thân (như ông, bà hoặc bố, mẹ) bị Parkinson thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp 3 lần. Và nếu có 2 người thân bị bệnh thì nguy cơ này có thể tăng lên đến 10 lần. Đặc biệt là ở những bệnh nhân Parkinson dưới 45 tuổi thì yếu tố di truyền lại càng đóng vai trò quan trọng.

Hiện nay các nhà khoa học đã xác định được gen di truyền gây bệnh Parkinson

Hiện nay các nhà khoa học đã xác định được gen di truyền gây bệnh Parkinson

Giáo sư Thông cho biết thêm, hiện nay, số người mắc bệnh Parkinson do di truyền chiếm khoảng 4-5%. Đây không phải là một tỷ lệ quá lớn nhưng bạn cũng cần hết sức lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Bệnh Parkinson không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay tức thì nhưng sẽ tiến triển âm thầm theo thời gian. Ở giai đoạn nặng, người bệnh không chỉ gặp phải tình trạng run, cứng đờ mà còn đối mặt với rất nhiều biến chứng, bao gồm: biến chứng tiêu hóa như nuốt nghẹn, nuốt khó, táo bón; biến chứng về tinh thần như lo âu, trầm cảm, mất ngủ; khả năng giữ thăng bằng kém, dễ té ngã và tình trạng loạn động do tác dụng phụ của thuốc điều trị, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm.

Có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson không?

Do chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh nên hiện nay việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson vẫn là điều chưa thể thực hiện. Vì vậy, mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng để người bệnh hoạt động dễ dàng hơn, đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của bệnh theo thời gian. Để đạt mục tiêu đó, có rất nhiều phương pháp người bệnh có thể lựa chọn, mời quý vị theo dõi trong phần tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:  

Người bệnh vẫn có thể sống hòa bình với bệnh Parkinson dù chưa chữa khỏi triệt để

Người bệnh vẫn có thể sống hòa bình với bệnh Parkinson dù chưa chữa khỏi triệt để

Tại Việt Nam có những phương pháp nào để điều trị bệnh Parkinson?

Có rất nhiều phương pháp giúp người bệnh chung sống hòa bình với bệnh Parkinson, bao gồm: thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị nền tảng với bệnh Parkinson

Các nhóm thuốc đều tập trung làm tăng nồng độ dopamin trong não dù bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, phần lớn các thuốc này sẽ mất dần tác dụng (nhờn thuốc) sau 5 - 7 năm. Vì vậy, người bệnh cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh thuốc một cách phù hợp.

Giáo sư Thông cho biết thêm, năm 2017 vừa qua Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép Xadago (safinamlde) - một loại thuốc mới điều trị bệnh Parkinson dùng khi Levodopa kém hiệu quả.  Hy vọng Xadago sẽ được sớm lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.

Phẫu thuật điều trị Parkinson

Khi người bệnh không còn đáp ứng hoặc đáp ứng rất kém với thuốc điều trị thì phẫu thuật kích não sâu sẽ là một phương pháp được ưu tiên lựa chọn. Theo giáo sư Thông, phương pháp này có thể giúp người bệnh Parkinson cải thiện khoảng 70% các triệu chứng run, cứng đờ và khả năng vận động. Tại Việt Nam, bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Thành phố Hồ Chí Minh) đã thực hiện thành công phẫu thuật này.

Rất cảm ơn GS. TS Nguyễn Văn Thông đã nhận lời tham gia phỏng vấn và cung cấp cho người bệnh Parkinson rất nhiều thông tin hữu ích. Mặc dù đây là căn bệnh không dễ điều trị nhưng chỉ cần người bệnh giữ tâm thế lạc quan, chủ động kết hợp nhiều giải pháp từ ăn uống, tập luyện, sử dụng thuốc đến các sản phẩm hỗ trợ chứa Thiên ma, Câu đằng thì có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Xem thêm sản phẩm hỗ trợ giảm run chân tay chứa Thiên ma, Câu đằng TẠI ĐÂY

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp