Chúng ta thường nghĩ rằng Parkinson là bệnh của người già. Thế nhưng trên thực tế, có khoảng 5 - 10% số người bệnh Parkinson bị khởi phát từ trước 50 tuổi. Những trường hợp này được gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ, hay Parkinson khởi phát sớm.

Bài viết này tổng hợp toàn bộ thông tin về bệnh Parkinson ở người trẻ, bao gồm: Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng cảnh báo, cách chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị giảm triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển.

Tìm hiểu về bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi

Tìm hiểu về bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi

Bệnh Parkinson ở người trẻ là gì?

Theo Hiệp hội Parkinson Hoa Kỳ (APDA), một người trong độ tuổi từ 21 đến 50 được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson thì được coi là bệnh Parkinson khởi phát sớm, hoặc bệnh Parkinson ở người trẻ.

Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 60.000 người bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson. Như vậy có khoảng 6.000 - 12.000 người là bệnh nhân trẻ tuổi. Một nửa trong số đó là khởi phát bệnh trước tuổi 40.

Nguyên nhân gây bệnh Parkinson ở người trẻ

Cho tới nay, nguyên nhân gây khởi phát sớm bệnh Parkinson vẫn chưa được làm sáng tỏ. Các nhà khoa học tin rằng đó là do sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và di truyền. Có 10% tổng số trường hợp mắc bệnh Parkinson là do di truyền, đa phần là người bệnh trẻ tuổi.

Ngoài ra, những yếu tố như bị chấn thương vùng đầu, tiếp xúc với chất độc (như thuốc trừ sâu) cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm: Những nguyên nhân gây bệnh Parkinson có thể bạn chưa biết!

Triệu chứng của bệnh Parkinson ở người trẻ

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh Parkinson ở người trẻ là các rối loạn vận động bao gồm:

  • Run khi nghỉ, thường bắt đầu ở ngón tay một bên cơ thể.
  • Cứng đờ ở cánh tay, chân hoặc thân mình
  • Khó khăn trong cử động (vận động chậm)
  • Giảm thăng bằng và giảm khả năng phối hợp vận động (ít gặp hơn)

Người trẻ bị Parkinson thường bị run khi nghỉ

Người trẻ bị Parkinson thường bị run khi nghỉ

Mặc dù không phổ biến nhưng người trẻ tuổi mắc bệnh Parkinson cũng có thể gặp các triệu chứng khác không thuộc về vận động bao gồm: 

  • Thay đổi tư duy hoặc trí nhớ
  • Phiền muộn
  • Táo bón hoặc tiểu tiện không kiểm soát
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Sa sút trí tuệ

Xem thêm: Triệu chứng bệnh Parkinson: Không chỉ có run tay chân!

Theo thống kê, người mắc bệnh Parkinson khi còn trẻ sẽ bị cứng cơ và chậm vận động nặng hơn so với người bị Parkinson trên 50 tuổi. Tin tốt là tiến triển của bệnh sẽ chậm hơn và đáp ứng với điều trị sẽ tốt hơn.

Chẩn đoán bệnh Parkinson ở người trẻ chủ yếu dựa trên triệu chứng. Bạn cần thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu để loại trừ các bệnh gây rối loạn vận động khác. Đồng thời, bác sĩ có thể cho thử đáp ứng với thuốc Parkinson (levodopa), nếu triệu chứng giảm ngay trong thời gian đầu sử dụng thì tức là bạn đã mắc bệnh Parkinson.

Bài viết liên quan:

- [Giải đáp thắc mắc] Bị bệnh Parkinson sống được bao lâu?
- [Hỏi đáp] Bệnh Parkinson có di truyền, có lây không?
- [Cẩn trọng] 8 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh Parkinson

Phương pháp điều trị bệnh Parkinson khởi phát sớm

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson. Tuy nhiên, việc dùng thuốc, phẫu thuật và các biện pháp hỗ trợ điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng, cải thiện cuộc sống cho người mắc.

Dùng thuốc làm tăng Dopamine

Hiện nay, phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh Parkinson ở người trẻ là dùng thuốc levodopa để làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Dopamine trong não bộ. Levodopa thường được kết hợp với carbidopa để kéo dài thời gian hiệu quả và hạn chế các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Levodopa là thuốc điều trị nền tảng cho bệnh Parkinson

Levodopa là thuốc điều trị nền tảng cho bệnh Parkinson

Một số nhóm thuốc khác cũng được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson bao gồm:

  • Thuốc ức chế MAO-B, ví dụ selegiline (Eldepryl)
  • Thuốc ức chế COMT, ví dụ entacapone (Comtan)
  • Thuốc kháng choligernic, ví dụ trihexyphenidyl (Artane, Trihex 2)
  • Chất chủ vận dopamine, ví dụ pramipexole (Mirapex)
  • Thuốc Amantadine
  • Thuốc đối kháng thụ thể Adenosine, ví dụ istradefylline (Nourianz)

Thông tin cho bạn: Thuốc điều trị bệnh Parkinson và những lưu ý khi sử dụng

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Từ lâu, các thầy thuốc Đông y đã sử dụng thảo dược Thiên ma và Câu đằng như những vị thuốc đầu bảng để chữa bệnh Parkinson. Ngày nay, rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã làm sáng tỏ cơ chế tác động cũng như lợi ích của hai thảo dược này với bệnh Parkinson. Cụ thể như sau:

  • Thiên ma: Có tác dụng ổn định tính dẫn truyền, bảo vệ tế bào thần kinh thông qua ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm stress oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa não ở người bệnh Parkinson. 
  • Câu đằng: Có vai trò giống như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường của các neuron thần kinh. Câu Đằng còn có khả năng ức chế Monoamine oxidase B (MAO-B) - enzym phân hủy Dopamine, nhờ đó ngăn chặn sự thiếu hụt Dopamine và giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng run, cứng cơ khớp ở người bệnh.

Thảo dược Thiên ma, Câu đằng hỗ trợ điều trị bệnh parkinson ở người trẻ

Thảo dược Thiên ma, Câu đằng hỗ trợ điều trị bệnh parkinson ở người trẻ

Ngày nay, không khó để tìm được các sản phẩm hỗ trợ giảm run tay có chứa thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng. Đây là những sản phẩm đã được nghiên cứu và bào chế dạng viên uống tiện dụng, đảm bảo giữ được các thành phần hoạt chất quý với liều lượng phù hợp để cải thiện tình trạng run tay chân.

Phẫu thuật kích thích não sâu

Phẫu thuật kích thích não sâu là việc cấy ghép các điện cực vào vùng não liên quan đến chuyển động. Các điện cực này sẽ kết nối với một thiết bị nhỏ (tương tự như máy tạo nhịp tim) để điều chỉnh các kích thích thần kinh, nhờ đó giảm triệu chứng run tay chân do Parkinson.

Ngoài các phương pháp trên, người bệnh Parkinson trẻ tuổi cũng có thể tham gia vật lý trị liệu, liệu pháp ngôn ngữ để cải thiện vận động và giọng nói.

Bệnh Parkinson ở người trẻ nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng nếu bạn tuân thủ điều trị tốt thì vẫn có thể đi làm và tận hưởng cuộc sống như bình thường. Nếu bạn còn có điều băn khoăn về căn bệnh này, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ.

hotline

Tham khảo: michaeljfox.org, hopkinsmedicine.org, medicalnewstoday.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp