Khi mới chẩn đoán bệnh Parkinson, hẳn ai cũng thắc mắc rằng “Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?’’, “Tôi đang ở giai đoạn nào?”. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về sự tiến triển của bệnh Parkinson để có hướng điều trị, chăm sóc phù hợp.

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn và các triệu chứng ra sao là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn và các triệu chứng ra sao là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Parkinson là bệnh gì? Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

Parkinson là bệnh rối loạn thoái hóa não do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Dopamine. Đây là bệnh lý tiến triển với các triệu chứng nghiêm trọng dần theo thời gian. Triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson bao gồm: Run tay chân khi nghỉ, co cứng cơ, mất thăng bằng, dáng đi khom người, rối loạn giấc ngủ, giảm khứu giác, táo bón… 

Hiện nay, những cách phân loại bệnh Parkinson phổ biến nhất là Hoehn and Yahr, UPDRS hay Unified Parkinson Disease Rating Scale... chia bệnh Parkinson thành 5 giai đoạn 1 - 2 - 3 - 4 - 5 theo mức độ từ nhẹ đến nặng.

Năm giai đoạn của bệnh Parkinson

Hoehn and Yahr là thang đo đánh giá bệnh Parkinson dựa trên mức độ khó khăn khi vận động của người bệnh. Theo đó, bệnh Parkinson sẽ tiến triển theo 5 mức độ như sau:

  • Giai đoạn 1 - Triệu chứng xuất hiện ở một bên cơ thể:

Bắt đầu xuất hiện những thay đổi về tư thế (dễ mất thăng bằng), dáng đi bất thường và gương mặt tượng (mặt nghiêm nghị, khó thể hiện cảm xúc). Người bệnh gặp triệu chứng run nhẹ ở một bên cơ thể.

Khi mới xuất hiện, triệu chứng Parkinson thường bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm lẫn với các nguyên nhân khác

Khi mới xuất hiện, triệu chứng Parkinson thường bị bỏ qua hoặc chẩn đoán nhầm lẫn với các nguyên nhân khác

  • Giai đoạn 2 - Triệu chứng xuất hiện cả 2 bên cơ thể:

Ở mức độ này, các triệu chứng run, cứng cơ, khó vận động sẽ nghiêm trọng hơn và lan đều sang 2 bên cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ gặp tình trạng khó khăn hơn khi nói chuyện, biểu cảm gương mặt và thực hiện các sinh hoạt cá nhân.

Quá trình tiến triển từ mức độ một Parkinson đến mức độ hai có thể trong vài tháng hoặc nhiều năm. Hiện nay, chưa có cách nào để dự đoán thời gian tiến triển bệnh Parkinson của từng người bệnh.

  • Giai đoạn 3 - Biểu hiệu bệnh rõ rệt

Đây được xem là mức độ giữa trong quá trình tiến triển bệnh. Các triệu chứng như mất cân bằng, giảm phản xạ và rối loạn vận động trở nên rõ ràng hơn. Do đó, tỉ lệ người bệnh Parkinson té ngã cũng tăng cao đột biến.

Triệu chứng sẽ khiến người bệnh mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh Parkinson ở mức độ 3 sẽ khiến người bệnh dễ té ngã

Bệnh Parkinson ở mức độ 3 sẽ khiến người bệnh dễ té ngã

  • Giai đoạn 4 - Mất khả năng sinh hoạt độc lập

Việc di chuyển, hoạt động sẽ trở nên khó khăn do các cơ bị co cứng, giảm tự chủ. Việc đi lại có thể cần sự trợ giúp của khung tập hoặc các thiết bị hỗ trợ. Đặc biệt, người bệnh có thể gặp các biến chứng như khô miệng, loạn thần, rối loạn cảm giác hay xuất hiện ảo giác cho bệnh tiến triển cùng tác dụng phụ của thuốc. Tìm hiểu thêm về dấu hiệu, nguyên nhân gây ảo giác và cách khắc phục cho người bệnh Parkinson.

Khi bệnh Parkinson tiến triển nặng, người bệnh cần có sự trợ giúp của gia đình trong các công việc hàng ngày. Việc cố gắng tự thực hiện sinh hoạt cá nhân có thể gây té ngã và nguy hiểm cho người bệnh.

  • Giai đoạn 5 - Người bệnh cần chăm sóc 24/7

Đây là giai đoạn cuối của bệnh Parkinson khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng nhất. Lúc này, các cơ bắp co cứng khiến người bệnh không thể đứng hoặc đi lại. Người bệnh sẽ cần sự giúp đỡ của xe lăn và các thanh đỡ để có thể di chuyển, tránh té ngã. 

Theo các nghiên cứu, 50% người bệnh ở mức độ 4 và 5 sẽ gặp ảo giác, ảo tưởng. Hiệp hội Alzheimer cũng đã chỉ ra từ 50% đến 80% người mắc bệnh Parkinson mắc chứng sa sút trí tuệ (suy giảm nhận thức).

Ở giai đoạn cuối Parkinson, phương pháp điều trị như dùng thuốc cũng gần như không còn hiệu quả. Người bệnh cũng dễ bị suy kiệt do bị cứng hàm, khó nhai nuốt, không ăn uống được nhiều. Tình trạng khó nuốt cũng khiến người bệnh dễ bị tử vong do nghẹn, sặc, hóc.

Khi bệnh Parkinson nghiêm trọng, người bệnh không thể di chuyển nếu thiếu xe lăn

Khi bệnh Parkinson nghiêm trọng, người bệnh không thể di chuyển nếu thiếu xe lăn

Lời khuyên cho người bệnh Parkinson giai đoạn đầu

Dưới đây là 6 lời khuyên của Trung tâm bệnh Parkinson và Rối loạn vận động Johns Hopkins dành những người mới mắc bệnh:

  • Điều chỉnh cảm xúc và chấp nhận căn bệnh: Bạn hãy dành thời gian để đọc, tìm hiểu từ bác sĩ và cộng đồng về căn bệnh Parkinson. Chấp nhận căn bệnh sẽ là bước đệm giúp bạn quyết tâm điều trị. Ngoài ra, việc điều chỉnh cảm xúc tốt sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh Parkinson.
  • Thông báo cho người thân và bạn bè: Hãy dành thời gian để trò chuyện và thông báo với gia đình về căn bệnh của bạn. Điều này sẽ giúp những người xung quanh thông cảm, thấu hiểu và đồng hành cùng bạn trong hành trình vượt qua bệnh Parkinson.
  • Thiết lập thói quen tập luyện/vật lý trị liệu: Việc tập luyện thể thao hàng ngày sẽ giúp các cơ bắp linh hoạt và đẩy lùi các triệu chứng vận động do bệnh.
  • Bổ sung thảo dược Đông Y: Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc kết hợp các loại thảo dược Thiên Ma, Câu đằng, Xà sàng tử… giúp hỗ trợ giảm run, co cứng cơ và phục hồi vận động cho người bệnh Parkinson. Ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh Parkinson nên sử dụng kết hợp các thảo dược này để làm tăng hiệu quả trị bệnh, giảm tác dụng phụ của thuốc tây y và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
  • Tích cực tham gia hoạt động xã hội, giao lưu: Việc tham gia các buổi hội họp, gặp gỡ bạn bè hay đi du lịch sẽ giúp bạn giải tỏa tinh thần và gắn kết với xã hội. 
  • Theo dõi các triệu chứng của cơ thể: Việc theo dõi biểu hiện của cơ thể với thuốc hoặc các phương pháp khác là rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy thông báo với bác sĩ để có phương án khắc phục kịp thời. 

Xem thêm: Bệnh Parkinson - Biết cách chữa vẫn sống khỏe

Lưu ý giúp chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn cuối

Bệnh Parkinson giai đoạn cuối không chỉ dừng ở việc điều trị bằng thuốc mà còn cần các phương pháp hỗ trợ khác. Dưới đây là một số lưu ý giúp người bệnh Parkinson mức độ cuối kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Sử dụng thức ăn dạng mềm lỏng và chia nhỏ bữa ăn: Người chăm sóc nên chế biến thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp, nước canh hầm… để giúp người bệnh dễ tiêu hóa và cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Đối với các loại thức ăn rắn thì cần cắt thành miếng vừa ăn để tránh nghẹn, hóc, sặc cho người bệnh Parkinson.
  • Nhắc người bệnh uống đủ nước: Người bệnh Parkinson cần uống 6 - 10 cốc nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Người chăm sóc có thể hỗ trợ bằng cách chuẩn bị bình nhựa, cốc và ống hút khi cần thiết.
  • Di chuyển bệnh nhân 2 giờ/lần: Việc điều chỉnh tư thế nằm, ngồi thường xuyên sẽ giúp tránh vết loét da do tì đè.
  • Theo dõi thời gian thay tã và đi vệ sinh: Đối với người bệnh không thể di chuyển, việc thay tã lót cần được kiểm tra và thay mới 2 giờ/lần để tránh nhiễm trùng.

Nếu người bệnh có thể đi vệ sinh thì người chăm sóc cần giúp đỡ họ cởi đồ và tắm rửa sạch sẽ sau đó.

  • Bình tĩnh xử lý các triệu chứng tâm thần: Tổn thương não có thể khiến người bệnh Parkinson gặp ảo giác, mất khả năng tập trung, tâm lý hoang mang, phiền muộn, hay quên… 

Lúc này, người chăm sóc cần giữ bình tĩnh và chuyển hướng chú ý của họ bằng một câu chuyện, bữa ăn nhẹ hoặc thay đổi môi trường xung quanh (đi dạo bên ngoài, tăng/ giảm nhiệt độ phòng phù hợp, hạn chế tiếng ồn).

Hiện nay, bệnh Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, khi hiểu rõ bệnh Parkinson có mấy giai đoạn và triệu chứng, mức độ của từng giai đoạn thì bạn sẽ có phương án chuẩn bị và điều trị kịp thời để chung sống hòa bình với bệnh. 

Sau khi thăm khám, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh Parkinson. Bạn hãy  liên hệ ngay để được các dược sĩ tư vấn.


Tham khảo: parkinson.org, healthline.com, theracycle.com, hopkinsmedicine.org

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp