Kể từ khi ra đời, thuốc Madopar (levodopa/benserazide) đã trải qua cuộc hành trình hơn 20 năm để điều trị cho người bệnh Parkinson tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Cùng vuonglaokien.co tìm hiểu xem loại thuốc này có gì đặc biệt mà lại được ưa chuộng như vậy nhé!

Thuốc Madopar là thuốc gì, có tác dụng gì với người bệnh Parkinson?

Thuốc Madopar là thuốc gì, có tác dụng gì với người bệnh Parkinson?

Madopar là thuốc gì?

Madopar là thuốc điều trị triệu chứng bệnh Parkinson như run tay chân, co cứng khớp, vận động chậm chạp. Thuốc chứa hai thành phần chính là levodopa và benserazide, phối trộn theo tỉ lệ 4:1. Sự kết hợp hai thành phần hoạt chất này còn được gọi là co-Beneldopa, trong đó:

  • Levodopa (L-DOPA): Giúp làm tăng lượng Dopamine trong não (đây là hormone bị thiếu hụt do bệnh Parkinson, khiến người bệnh bị run, cứng và khó vận động)
  • Benserazide: Ngăn cản sự phân hủy levodopa trong máu và giúp giảm tác dụng phụ của levodopa như buồn nôn, ói mửa.

Hiện nay, Madopar có 4 dạng bào chế với các hàm lượng khác nhau, dành cho các đối tượng khác nhau, cụ thể như trong bảng dưới đây:

Dạng bào chế

Đối tượng phù hợp

Hàm lượng

Viên nang thường

Người bệnh Parkinson

Madopar 62,5

Madopar 125

Madopar 250

Viên nén có khía

Người bệnh Parkinson được chỉ định chia liều (khía dùng để bẻ thuốc)

Madopar 125

Madopar 250

Viên nén tan (có khía)

- Người bệnh Parkinson gặp chứng khó nuốt.

- Bệnh nhân cần dạng chế phẩm có tác dụng nhanh (Ví dụ người bị mất vận động vào sáng sớm hoặc buổi chiều; người bị hiện tượng trì hoãn thời gian “bật” hoặc kéo dài thời gian “tắt”)

Madopar 62,5

Madopar 125

Viên phóng thích có kiểm soát

(Madopar HBS)

Dùng cho bệnh nhân Parkinson đã dùng levodopa bị rối loạn vận động ở liều đỉnh hoặc xấu đi ở cuối liều

Madopa

Viên nang thường

Người bệnh Parkinson

Madopar 62,5

Madopar 125

Madopar 250

Viên nén có khía

Người bệnh Parkinson được chỉ định chia liều (khía dùng để bẻ thuốc)

Madopar 125

Madopar 250

Viên nén tan (có khía)

- Người bệnh Parkinson gặp chứng khó nuốt.

- Bệnh nhân cần dạng chế phẩm có tác dụng nhanh (Ví dụ người bị mất vận động vào sáng sớm hoặc buổi chiều; người bị hiện tượng trì hoãn thời gian “bật” hoặc kéo dài thời gian “tắt”)

Madopar 62,5

Madopar 125

Viên phóng thích có kiểm soát

(Madopar HBS)

Dùng cho bệnh nhân Parkinson đã dùng levodopa bị rối loạn vận động ở liều đỉnh hoặc xấu đi ở cuối liều

Madopa

 

Trong đó, Madopar 125 dạng viên nang và Madopar 250mg dạng viên nén có khía là 2 dạng bào chế chính được sử dụng tại Việt Nam.

Đối tượng nào được chỉ định Madopar?

Thuốc Madopar thường được chỉ định cho người bệnh Parkinson, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại thuốc này. Trao đổi kỹ với bác sĩ nếu bạn được kê Madopar mà có các vấn đề sau đây:

  • Bị dị ứng (quá mẫn cảm) với levodopa, benserazide hoặc bất kỳ thành phần nào khác của Madopar.
  • Dưới 25 tuổi, hệ xương khớp chưa phát triển toàn diện.
  • Từng bị ung thư da.
  • Bị tăng nhãn áp góc hẹp
  • Mắc bệnh thận, gan hoặc tim mạch.
  • Mắc bệnh cường giáp hoặc các bệnh nội tiết khác (như tiểu đường)
  • Có một vấn đề tâm thần nghiêm trọng (VD rối loạn lo âu, trầm cảm, mất khả năng phán đoán)
  • Đang mang thai hoặc cho con bú.

Thuốc Madopar giá bao nhiêu và mua ở đâu?     

Giá thuốc Madopar 125 thường rơi vào khoảng 300.000 VNĐ/lọ 100 viên còn giá Madopar 250 sẽ là 300.000VNĐ đến 350.000VNĐ/lọ 30 viên. Mức giá này sẽ chênh lệch khác nhau ở từng hiệu thuốc.

Bạn có thể mua Madopar tại các hiệu thuốc trong bệnh viện ngay khi có đơn của bác sĩ. Một số tiệm thuốc tây lớn như Pharmacity, nhà thuốc Tâm Tín, Long Châu, OmiPharma, Siêu thị thuốc Việt… cũng có bán Madopar, bạn có thể đem theo đơn thuốc đến các địa chỉ này để mua.

Khi mua thuốc, bạn cần kiểm tra kỹ tình trạng niêm phong và hạn sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các hiệu thuốc lớn và uy tín để mua Madopar.

Thuốc Madopar được bán tại nhiều tiệm thuốc tây trên toàn quốc

Thuốc Madopar được bán tại nhiều tiệm thuốc tây trên toàn quốc

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng Madopar

Dùng Madopar nếu không đúng liều, không đúng cách sẽ giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí có thể dẫn đến những tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc này, bạn cần ghi nhớ:

Liều dùng thuốc Madopar

Điều trị bằng Madopar thường bắt đầu từ liều thấp nhất và tăng lên từ từ đến khi đạt hiệu quả như mong đợi. Liều khởi đầu là bao nhiêu sẽ được quyết định bởi bác sĩ sau khi thăm khám, thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo:

  • Liều khởi đầu: Bắt đầu với 1/2 viên Madopar 125, ngày uống 3 - 4 lần, tăng dần liều sau mỗi 2 - 3 ngày cho đến khi đạt được liều phù hợp.  Cần khoảng 4 đến 6 tuần để dò được liều tối ưu.
  • Liều duy trì: Thường là 1 viên Madopar 125, ngày uống 3 đến 6 lần.

Cách dùng thuốc Madopar

Với Madopar dạng viên nang hoặc viên phóng thích có kiểm soát (Madopar HBS), cần uống cả viên với nhiều nước.

Với Madopar dạng viên nén có khía, bạn có thể bẻ thuốc (theo khía chia sẵn) để dễ nuốt hơn.

Với Madopar dạng viên nén tan nhanh, có thể pha với 1/4 ly nước. Sau vài phút, thuốc sẽ tan hoàn toàn trong nước thành dạng sữa trắng, bạn nên uống ngay sau khi thuốc tan (không để quá nửa tiếng). Nếu bạn cảm thấy vị thuốc khó uống, có thể pha với một chút nước trái cây loãng (trừ cam).

Madopar được hấp thu tốt nhất khi bụng trống, tức là trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng. Không nên uống thuốc trong bữa ăn vì thức ăn có thể ngăn cản hấp thu thuốc.

Cách dùng thuốc Madopar

Các tác dụng phụ của Madopar và cách xử trí

Giống như tất cả các loại thuốc khác, Madopar có thể gây ra tác dụng phụ. Thường thì các tác dụng phụ sẽ cải thiện khi cơ thể bạn quen với loại thuốc mới nhưng nếu chúng làm bạn khó chịu, hãy thử làm theo những hướng dẫn sau đây:

Tác dụng phụ của Madopar

Cách xử trí

Thay đổi màu sắc của dịch tiết (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt) - có thể chuyển sang màu đỏ, nâu hoặc đen

Điều này không có gì đáng lo ngại, bạn không cần làm gì cả, một thời gian sau sẽ tự hết.

Ngủ gật đột ngột khi đang thức vào ban ngày, ngay cả khi bạn bạn không có cảm giác buồn ngủ trước đó.

Tình trạng này có thể kéo dài tới 1 năm hoặc hơn, kể từ khi bạn dùng thuốc

- Không tự lái xe hoặc điều khiển máy móc, leo trèo.

- Tránh uống rượu vì có thể gây buồn ngủ nhiều hơn.

  • Cảm thấy buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Chán ăn
  • Thay đổi khẩu vị
  • (Những điều này khá phổ biến khi mới bắt đầu dùng levodopa + benserazide)

- Nên ăn nhẹ một vài chiếc bánh gạo trước khi uống thuốc.

- Nếu cảm giác buồn nôn nhiều, có thể uống một chút trà gừng.

Cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế (ví dụ từ nằm/ngồi chuyển sang đứng)

Thay đổi tư thế một cách từ từ.

Tâm trạng bị thay đổi: Cảm thấy lo lắng, căng thẳng hoặc kích động, hoặc cảm thấy phấn khích hoặc chán nản

 

Trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh thuốc

Các chuyển động giật không thể kiểm soát được, nơi bạn đột ngột chuyển từ có thể di chuyển sang bất động

Đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử trí

Phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa, phù)

Nhịp tim không đều hoặc nhanh hơn/chậm hơn bình thường.

Chảy máu trong dạ dày hoặc ruột. Bạn có thể thấy máu trong phân (chúng có thể trông có màu đen)

Trên đây chỉ là những tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc Madopar chứ không phải tất cả. Vì vậy, bạn nên tự theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo ngay với bác sĩ khi thấy có những biểu hiện bất thường.

Những lưu ý khi dùng Madopar điều trị Parkinson        

Madopar sẽ đạt được hiệu quả cao nhất với ít tác dụng phụ nhất nếu được sử dụng đúng cách. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi điều trị Parkinson bằng Madopar:

Thông báo cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng

Madopar có thể tương tác với một số loại thuốc, gây giảm hiệu quả hoặc tăng tác dụng phụ. hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang dùng các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc điều trị Parkinson khác
  • Ferrous sulfate (điều trị thiếu máu do thiếu sắt).
  • Thuốc kháng axit (trị bệnh dạ dày).
  • Metoclopramide (điều trị các vấn đề về tiêu hóa).
  • Phenothiazine - chẳng hạn như chlorpromazine, promazine và prochloroperazine (điều trị bệnh tâm thần).
  • Thioxanthene - chẳng hạn như flupentixol và zuclopenthixol (điều trị bệnh tâm thần).
  • Butyrophenone - chẳng hạn như haloperidol và benperidol (điều trị bệnh tâm thần).
  • Diazepam (được sử dụng để điều trị lo lắng và mất ngủ).
  • Tetrabenazine (trị các vấn đề liên quan đến kiểm soát chuyển động cơ).
  • Papaverine (cải thiện lưu lượng máu).
  • Điều trị huyết áp cao (tăng huyết áp), đặc biệt là Reserpine.
  • 'Thuốc giao cảm' - chẳng hạn như epinephrine, norepinephrine và isoproterenol (điều trị các vấn đề về tim hoặc hen suyễn).
  • Amphetamine - loại thuốc được sử dụng cho chứng rối loạn thiếu tập trung, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày (chứng ngủ rũ) hoặc để giúp kiểm soát sự thèm ăn và tăng cân.
  • Thuốc giảm đau mạnh - chẳng hạn như codeine hoặc morphine.
  • Domperidone - thuốc chống buồn nôn.

Kết hợp với thảo dược làm tăng hiệu quả điều trị

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây như Madopar, và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh Parkinson, nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chứa Thiên ma, Câu đằng.

Các bằng chứng khoa học cho thấy, trong những thảo dược này có chứa các hoạt chất sinh học tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và làm ổn định quá trình dẫn truyền thần kinh. Đồng thời, Thiên ma và Câu đằng còn gián tiếp làm tăng nồng độ dopamine trong não, từ đó giúp giảm run tay chân, cứng cơ và các triệu chứng khó ngủ, táo bón mà bệnh Parkinson gây ra.

Bạn có thể sử dụng các thảo dược này bằng cách mua về sắc uống thủ công, hoặc tốt nhất nên tìm mua các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson có chứa Thiên ma, Câu đằng kết hợp với các thành phần dược liệu khác.

Dùng kết hợp Madopar với Thiên ma và Câu đằng làm tăng hiệu quả điều trị

Dùng kết hợp Madopar với Thiên ma và Câu đằng làm tăng hiệu quả điều trị

Những lưu ý khác

  • Bạn cần uống thuốc đúng giờ, tốt nhất nên mang thuốc bên người và cài đặt nhắc nhở uống thuốc đều đặn hàng ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể luôn được duy trì đủ lượng Dopamine cần thiết cho vận động.
  • Nếu bạn quên uống một liều, hãy bỏ qua và đợi uống liều tiếp theo như bình thường. Không dùng liều gấp đôi (hai liều cùng lúc) để bù cho liều đã quên.
  • Nếu lỡ dùng quá liều Madopar, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức. Những tác dụng phụ sau có thể xảy ra khi quá liều: thay đổi nhịp tim, lú lẫn, khó ngủ và các cử động bất thường của cơ thể không kiểm soát được. Để tránh gặp tình trạng quá liều, bạn nên chia sẵn thuốc vào từng túi nhỏ, hoặc dùng dụng cụ chia thuốc.
  • Không được ngừng dùng thuốc đột ngột khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Việc ngừng uống thuốc đột ngột có thể gây rung lắc nhiều hơn, tăng nhiệt độ cơ thể, cứng khớp, khó giữ thăng bằng, khó đứng thẳng, đổ mồ hôi, da xanh tái và tim đập nhanh. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng.
  • Dùng thuốc chỉ là một phần, bạn cũng cần ăn uống đủ chất và tập thể dục đều đặn để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn lạc quan.

Trên đây là toàn bộ thông tin từ A-Z về thuốc Madopar điều trị bệnh Parkinson. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn về việc sử dụng thuốc Parkinson, hãy liên hệ với dược sĩ để được tư vấn.

Xem thêm: 

- Những phương pháp điều trị bệnh Parkinson [cập nhật mới nhất]

- 6 bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn

Tham khảo: medicines.org.uk, medsafe.govt. medicines.org.uk, myvmc.com, healthnavigator.org.nz, nhs.uk, healthvietnam.vn

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp