Một khi đã được chẩn đoán bệnh Parkinson, ai cũng hoang mang với câu hỏi bệnh Parkinson có nguy hiểm không, nếu có thì những rủi ro họ phải đối mặt là gì và làm cách nào để khắc phục? Dưới đây là cách giúp bạn nhận diện 8 biến chứng nguy hiểm của bệnh Parkinson và hướng dẫn chi tiết cách “đối phó” với những biến chứng này.
Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh nặng dần theo thời gian với đối tượng mắc chủ yếu là người cao tuổi. Dấu hiệu bệnh parkinson đặc trưng là triệu chứng run rẩy tay chân, cứng đờ cơ bắp và khó khăn khi di chuyển, giữ thăng bằng.
Trầm cảm là một trong những biến chứng phổ biến ở người bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?
Parkinson là một căn bệnh nguy hiểm, mặc dù không phải là “án tử” nhưng nó reo rắc những nỗi sợ hãi, ám ảnh cho bệnh nhân khi đôi bàn tay run rẩy, đi đứng chậm chạp khiến họ mặc cảm, tự ti với mọi người. Theo thời gian, bệnh Parkinson tiến triển nặng dần làm ảnh hưởng tới chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn cuối, hầu hết người bệnh phải ngồi xe lăn, có thể tử vong suy kiệt, chấn thương hoặc viêm phổi.
Tám biến chứng phổ biến nhất của Parkinson và cách khắc phục
Biến chứng chứng khó nuốt khi ăn uống
Parkinson làm co cứng các cơ miệng, cơ hàm, khiến người bệnh khó nhai và nuốt thức ăn. Một số người nước bọt tiết quá nhiều nên có thể bị chảy dãi, một số khác lại tiết quá ít khiến niêm mạc miệng bị khô làm tình trạng khó nuốt càng trở nên trầm trọng hơn.
Đây là biến chứng khiến thức ăn dễ rơi vào đường hô hấp, người bệnh có thể bị tử vong do viêm phổi hoặc thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt.
Cách xử lý:
- Trước bữa ăn hãy uống vài ngụm nước nhỏ để làm ẩm khoang miệng (nếu niêm mạc miệng bị khô) hoặc để giảm lượng nước bọt (trong trường hợp bạn bị tiết nước bọt quá nhiều).
- Hãy chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như cháo, canh, súp để thuận lợi cho quá trình nuốt, tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Nên chú ý bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, chất xơ và ăn nhiều cá mỗi ngày.
- Ăn từng miếng nhỏ, nhai thật kỹ trước khi nuốt.
- Tránh nằm trong khi ăn và hãy ngồi thẳng lưng hoặc đứng 15 – 20 phút sau bữa ăn.
- Kê hơi cao đầu khi ngủ.
- Khi gặp phải tình trạng khó uống thuốc, bạn có thể chèn viên thuốc vào mẩu bánh mì hay kẹo dẻo hoặc nghiền nhỏ thuốc rồi hòa vào nước trái cây để uống.
Các vấn đề về bàng quang và ruột
Đi vệ sinh đúng giờ sẽ giúp hạn chế các ảnh hưởng của bệnh Parkinson
Khi bị Parkinson, bạn có thể gặp phải tình trạng:
- Rối loạn tiểu tiện: buồn đi tiểu liên tục, són tiểu khi cười, khi hắt hơi hay đi tiểu nhiều vào ban đêm.
- Táo bón hoặc tiêu chảy hoặc đại tiện không tự chủ.
Cách xử lý:
- Rèn thói quen đi vệ sinh vào những thời điểm nhất định trong ngày.
- Bổ sung rau xanh, hoa quả, khoai lang, vừng đen và uống đủ nước để hạn chế tình trạng táo bón do bệnh Parkinson.
- Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Tụt huyết áp tư thế
Do ảnh hưởng của bệnh Parkinson và tác dụng phụ của một số thuốc điều trị parkinson nên nhiều người bệnh cảm thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên, ngồi xuống, xoay người… Hơn nữa, người bệnh Parkinson còn giảm khả năng giữ thăng bằng cơ thể nên rất dễ bị té ngã làm tăng nguy cơ chấn thương đầu, thậm chí tử vong.
Cách xử lý:
- Bạn nên chuyển tư thế một cách từ từ, không nên đứng lên, ngồi xuống, xoay người, quay đầu một cách đột ngột.
- Bạn có thể bám vào thành giường, thành ghế, mép bàn hay tay vịn cầu thang để di chuyển, đi đứng…
- Nói với bác sĩ về sự choáng váng khi bạn thay đổi tư thế để bác sĩ điều chỉnh liều lượng thuốc cho phù hợp
- Hãy nhớ uống đủ 1,5 - 2 lít/ nước mỗi ngày
Rối loạn giấc ngủ
Người bệnh Parkinson nên uống các loại trà thảo mộc thay vì sử dụng cà phê, trà đặc
Hội chứng chân không ngủ yên khi ngủ, ác mộng, mộng du, khó ngủ, mất ngủ là những rối loạn thường gặp trong bệnh Parkinson. Đây là lý do khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải và hay “ngủ gà” vào ban ngày.
Cách xử lý:
- Thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách báo, nghe nhạc không lời, ngâm chân nước ấm và tập thói quen đi ngủ đúng giờ.
- Trà hoa cúc mật ong, trà nhân trần, trà tâm sen, long nhãn, lạc tiên là những thức uống vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp bạn dễ ngủ hơn. Tuyệt đối không nên sử dụng cà phê, trà đặc nhất là kể từ buổi chiều để tránh bị mất ngủ đêm.
- Phòng ngủ nên đặt ở nơi thoáng mát, yên tĩnh; sắp xếp chăn gối sạch sẽ, mềm mại.
- Hạn chế nằm nhiều vào ban ngày, thay vào đó bạn nên dành thời gian đi bộ, tập luyện để tăng cường lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất giúp giấc ngủ sâu hơn.
- Bạn có thể sử dụng một số đèn xông tinh dầu (tinh dầu sả chanh, hoàng đàn, hương nhu...) giúp tinh thần thư thái, dễ ngủ hơn.
Đau cơ, đau khớp
Ở giai đoạn sau, người bệnh Parkinson có thể bị đau nhức, nóng rát các cơ khớp khiến việc đi lại, vận động càng khó khăn hơn gấp bội.
Cách xử lý:
- Dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh hay vật lý trị liệu là một cách giảm đau tự nhiên bạn có thể áp dụng. Thời gian đầu, bạn có thể bạn thấy đau, khó di chuyển, ngại tập luyện nhưng đây là cách duy nhất giúp các cơ bắp dẻo dai, linh hoạt hơn, giảm độ cứng, giảm đau và nâng cao sức khỏe toàn trạng về lâu dài.
Xem thêm:
6 bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn
Lo lắng và trầm cảm
Lo lắng, trầm cảm trong bệnh Parkinson là hậu quả của sự thiếu hụt dopamin trong não, do tác dụng phụ của các thuốc điều trị và do chính những mặc cảm, tự ti khi không thể tự gắp thức ăn, tự cài khuy áo, tự sinh hoạt như người bình thường khiến người bệnh dần trở nên sống thu mình, khép kín hơn.
Chính tâm lý nặng nề này làm cho việc điều trị Parkinson trở nên khó khăn và mất kiểm soát.
Cách xử lý: Khi bạn nhận thấy bản thân không muốn giao tiếp với mọi người, không hứng thú hay chán nản với các công việc bạn yêu thích trước đây thì hãy;
- Chia sẻ với người thân, bạn bè và các bác sĩ để được phát hiện sớm tình trạng trầm cảm.
- Tích cực tham gia các câu lạc bộ đoàn xã, câu lạc bộ người cao tuổi.
- Bạn cũng có thể tự tạo niềm vui trong công sống bằng cách đọc sách, nghe nhạc, nuôi thú cưng hay chăm sóc cây cảnh.
Giảm khả năng "chăn gối"
Rối loạn cương dương, giảm ham muốn là biến chứng thường gặp trong bệnh Parkinson
Khoảng 80% nam bệnh nhân Parkinson bị giảm khả năng “chăn gối’ do các dây thần kinh điều khiển sự cương dương bị tổn thương. Mặt khác, sự thiếu hụt dopamin trong não cũng là nguyên nhân gây giảm ham muốn và giảm khả năng tình dục, nhất là ở cánh mày râu.
Cách xử lý: Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cải thiện bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng, lo âu, mặc cảm và hãy chia sẻ với “bạn đời’ về những trở ngại của mình. Bởi sự đồng cảm và hỗ trợ từ đối phương sẽ giúp bạn lấy lại “phong độ” nhanh hơn.
Sa sút trí tuệ
Khoảng 50-80% bệnh nhân Parkinson bị sa sút trí tuệ sau vài năm mắc bệnh Parkinson, biểu hiện bằng các triệu chứng như: khó tập trung, suy nghĩ chậm chạp, giảm trí nhớ, hay quên…
Cách xử lý:
- Cố gắng ghi nhớ những những điều quen thuộc, chẳng hạn nhớ vị trí đồ đạc trong nhà, nhớ tên người thân, bạn bè hay đơn giản là ghi nhớ giờ ăn cơm, giờ nghỉ ngơi, giờ tập thể dục.
- Bạn có thể ghi lại trên giấy nhớ rồi dán lên các vị trí bạn hay đi qua như tivi, tủ quần áo hay, vệ sinh hoặc đặt báo thức trên điện thoại.
- Giao tiếp, trò chuyện với mọi người, nghe nhạc không lời, chơi cờ vua, đọc báo cũng là những cách làm tăng khả năng tư duy và trí nhớ của não bộ.
Giảm thiểu rủi ro bệnh Parkinson bằng thảo dược
Khi trăn trở với câu hỏi “Bệnh Parkinson có nguy hiểm không” nhiều người bệnh đã tìm kiếm các bài thuốc Đông y như một giải pháp hỗ trợ làm tăng hiệu quả điều trị, trong đó không thể không kể đến 2 thảo dược quý là Thiên Ma, Câu Đằng.
Nghiên cứu đã chứng minh, Thiên Ma, Câu Đằng giúp cung cấp các tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa não bộ, đồng thời ức chế enzym MAO - B phá hủy dopamin trong não, từ đó làm tăng gián tiếp nồng độ dopamin.
Vì vậy mà ở bệnh nhân sử dụng thêm Thiên Ma, Câu Đằng đã cải thiện rõ rệt tình trạng run, co cứng, cải thiện kỹ năng giao tiếp và các triệu chứng lo âu, khó ngủ, táo bón hay gặp trong bệnh Parkinson.
Xem thêm:
[Cực chi tiết] Cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson tại nhà
Nguồn:
https://www.healthline.com/health/parkinsons/complications#9