Khi phát hiện bệnh Parkinson, chắc hẳn bạn rất lo lắng liệu bệnh Parkinson có chữa được không, có thể khỏi hẳn và trở lại sức khỏe như bình thường được hay không? Trong bài viết này, vuonglaokien.co gửi tới bạn câu trả lời từ GS.TS.BS Lê Đức Hinh - nguyên Chủ tịch hội Thần kinh học Việt Nam.

Bệnh Parkinson có chữa khỏi không?

Bệnh Parkinson có chữa khỏi không?

Giáo sư giải đáp: Bệnh Parkinson có thể chữa được nhưng khó chữa khỏi

Theo GS.TS Lê Đức Hinh, cho đến nay, giới y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa được bệnh Parkinson mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh. Sở dĩ Parkinson khó điều trị triệt để là bởi 2 nguyên nhân sau:

  • Thứ nhất: Bệnh Parkinson xuất phát từ sự thoái hóa thần kinh, khiến cho nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Dopamine trong não bị giảm sút nghiêm trọng. Vì dopamine có nhiệm vụ khởi đầu vận động và tinh chỉnh vận động, nên việc thiếu hụt chất này sẽ gây ra các triệu chứng như run tay chân, co cứng cơ, mất thăng bằng, đi lại chậm chạp, khó khăn... Cho tới nay, chưa có cách nào để đảo ngược sự thoái hóa thần kinh cũng như ngăn chặn sự mất đi của Dopamine.
  • Thứ hai: Bệnh nhân Parkinson phần lớn là những người người cao tuổi (từ 60 trở lên). Ngoài Parkinson, họ cũng mắc thêm một số bệnh khác như tiểu đường, xương khớp, tim mạch, tăng huyết áp… Chức năng của cơ thể đã giảm theo thời gian, lại phải cùng lúc điều trị nhiều bệnh nên rất khó hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Cơ hội chữa khỏi bệnh Parkinson nhờ các phương pháp điều trị mới

Các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu giải pháp điều trị mới nhằm loại bỏ tận gốc căn bệnh này.

Theo báo cáo của Tạp chí chuyên khoa về bệnh Parkinson (Journal of Parkinson's Disease), hiện có hơn 100 thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành trên toàn thế giới về phương pháp điều trị Parkinson và các rối loạn vận động. Dưới đây là một số nghiên cứu triển vọng nhất:

Kích thích tủy sống cải thiện khả năng di chuyển

Nghiên cứu gần đây cho thấy, kích thích tủy sống có thể giúp giảm tình trạng đơ cứng khi đi lại của người bệnh Parkinson. Trong phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ cấy các điện cực mỏng lên trên tủy sống. Các điện cực này kết nối với một thiết bị điều khiển được đặt dưới da. Thiết bị này được lập trình để tự động tạo các xung điện nhỏ qua các điện cực, để điều chỉnh tín hiệu truyền từ chân qua tủy sống đến não nhằm cải thiện khả năng đi lại và ngăn ngừa tình trạng đông cứng dáng đi.

Phương pháp kích thích tủy sống cho người Parkinson đang được nghiên cứu

Phương pháp kích thích tủy sống cho người Parkinson đang được nghiên cứu

“Thay mới” các tế bào thần kinh bị tổn thương

Thay vì ngăn ngừa mất tế bào thần kinh như các phương pháp điều trị hiện tại, các nhà khoa học đã nghĩ ra một phương pháp mới: Thay thế các tế bào thần kinh đã bị mất đi hoặc bị tổn thương.

Đó là sáng kiến của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California (San Diego, Mỹ). Cụ thể, họ đã vô hiệu hóa protein PTB - một loại protein chịu trách nhiệm kích hoạt và bất hoạt gen trong tế bào - nhằm mục đích biến đổi tế bào thần kinh đệm thành tế bào thần kinh vận động có khả năng tiết Dopamine. Thử nghiệm trên chuột cho thấy phương pháp này giúp đưa nồng độ Dopamine trở về bình thường và chữa khỏi bệnh Parkinson.

Liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapy)

Các nhà khoa học tin rằng tế bào gốc có thể thay thế và sửa chữa các tế bào thần kinh sản xuất dopamine bị hư hại trong não. Nghiên cứu của Neelam K.Venkataramana và cộng sự trên 7 bệnh nhân Parkinson (từ 22 đến 62 tuổi) cho thấy: Trong 36 tháng sau khi cấy ghép, 3 trong số 7 bệnh nhân đã cải thiện 38% tình trạng rối loạn vận động (theo thang điểm thống nhất đánh giá bệnh Parkinson - UPDRS).

Liệu pháp tế bào gốc đã và đang được nghiên cứu để chữa khỏi bệnh Parkinson

Liệu pháp tế bào gốc đã và đang được nghiên cứu để chữa khỏi bệnh Parkinson

Liệu pháp ánh sáng (light therapy)

Theo nghiên cứu được báo cáo trên Tạp chí Thần kinh học JAMA năm 2017, liệu pháp ánh sáng làm giảm đáng kể tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm thức giấc qua đêm, cải thiện mức độ hoạt động và tỉnh táo ban ngày, đồng thời cải thiện các triệu chứng vận động ở những người bị Parkinson.

Mặc dù tất cả các phương pháp này đều đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng chúng ta vẫn có quyền hy vọng một tương lai không xa, bệnh Parkinson sẽ được chữa khỏi.

Bí quyết giúp người bệnh Parkinson khỏe mạnh, sống lâu

Có rất nhiều người bệnh Parkinson sống lâu trăm tuổi, họ vẫn thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc bên gia đình và thậm chí cống hiến được cho xã hội. Chính vì vậy, chớ vội nản lòng khi nghĩ rằng căn bệnh này không thể chữa khỏi, bạn hoàn toàn có thể trở thành một “chiến binh Parkinson” dũng cảm, khỏe mạnh và sống thọ nhờ những bí quyết sau đây:

Uống thuốc đúng cách

  • Luôn dùng thuốc đúng liều và đúng vào một giờ nhất định theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu bạn đang điều trị bằng thuốc có chứa Levodopa (như Madopar, Sinemet, Syndopa, Duopa...), luôn chia thuốc uống thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo thuốc hoạt động tốt nhất. Không dùng thuốc này cùng bữa ăn nhiều đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Luôn uống thuốc cùng với một cốc nước đầy để giảm bớt tình trạng khó nuốt và táo bón.
  • Để tránh tác dụng phụ đau dạ dày, hãy ăn nhẹ 1 - 2 cái bánh gạo và uống khi đói.
  • Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Mỗi loại thuốc điều trị bệnh Parkinson cần có những lưu ý riêng khi sử dụng. Hãy chia sẻ với Dược sĩ loại thuốc bạn đang uống để được hướng dẫn chi tiết nhé!

Sử dụng thảo dược Thiên ma, Câu đằng

Gs.Ts Lê Đức Hinh - Nguyên chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam chia sẻ quan điểm: “Điều trị Parkinson cần đi bằng 2 chân, cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Trong Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị Parkinson, trong đó nổi bật có Thiên ma, Câu đằng giúp điều hòa hoạt động của các tế bào thần kinh. Người bệnh sau khi kết hợp 2 thảo dược này cũng thuốc điều trị của bác sĩ nhận thấy giảm run rẩy, giảm co cứng cơ bắp, đi đứng thuận lợi hơn, tâm trạng người bệnh phấn khởi, dễ hòa nhập cuộc sống hơn.”

Ngày nay, bằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Thiên ma và Câu đằng đã được bào chế thành các sản phẩm hỗ trợ điều trị dạng viên uống tiện dụng. Đây là giải pháp hỗ trợ giúp làm giảm run chân tay, đi đứng run rẩy do bệnh Parkinson và phục hồi khả năng vận động của cơ thể.

Người bệnh Parkinson nên kết hợp dùng thêm các thảo dược như Thiên ma, Câu đằng

Người bệnh Parkinson nên kết hợp dùng thêm các thảo dược như Thiên ma, Câu đằng

Ăn uống khoa học

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh Parkinson nên:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cá và các loại đậu (đậu nành, đậu tằm..), bởi đây là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất, omega - 3 và Dopamine tự nhiên có lợi cho não bộ,
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và các chất béo xấu (da, mỡ, nội tạng động vật)
  • Tránh cà phê, trà đặc, rượu bia, thuốc lá.
  • Chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng như cháo, canh, súp để thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn, đồng thời giảm nguy cơ bị sặc, nghẹn khi ăn.

Tập thể dục đều đặn

Tập luyện sẽ giúp các cơ bắp dẻo dai, linh hoạt hơn, tăng cường lưu thông máu, giảm sự co cơ cứng khớp, từ đó cải thiện tình trạng run tay chân và dần phục hồi khả năng vận động.

Hãy dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ, chạy bộ, tập dưỡng sinh hay bất kì môn thể thao bạn yêu thích. Nếu có điều kiện, bạn nên đến các trung tâm phục hồi chức năng để được hướng dẫn và luyện tập các bài tập giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tốt hơn.

Một số lưu ý khi tập luyện: không di chuyển quá nhanh; luôn cố bấu chặt ngón chân xuống mặt sàn; nếu cảm thấy không vững, dừng tập và điều chỉnh tư thế; luôn nhìn thẳng về phía trước, không nhìn xuống chân khi đi bộ…

Tập thể dục mỗi ngày giúp cải thiện tinh thần và khả năng vận động

Tập thể dục mỗi ngày giúp cải thiện tinh thần và khả năng vận động

Điều tiết tốt tâm lý

Bệnh Parkinson cũng gây ra các triệu chứng về tinh thần như trầm cảm, lo âu. Vì vậy, hãy cố gắng giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tập yoga, tập hít sâu thở chậm... Ngủ đủ 7 - 9 tiếng mỗi ngày cũng là cách giữ cho tinh thần thoải mái và giảm bớt muộn phiền.

Đồng thời, bạn nên tích cực tham gia các hoạt động văn - thể - mỹ của đoàn xã, tham gia câu lạc bộ người cao tuổi để tinh thần phấn chấn hơn.

Giáo sư Lê Đức Hinh cho rằng không nên quá bận tâm đến việc bệnh Parkinson có chữa được không, thay vào đó, hãy tìm cách thư giãn tinh thần và tin vào các phương pháp hiện tại có thể giúp bạn kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.

Xem thêm: 

[Cực chi tiết] Cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson tại nhà

bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn

Tham khảo:

parkinsons.org.uk. journalofparkinsonsdisease.com, ncbi.nlm.nih.gov, ncbi.nlm.nih.gov, dvcstem.com, sciencedirect.com, health.ucsd.edu, michaeljfox.org, mayoclinic.org, webmd.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp