Bệnh Parkinson không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó chúng không lây lan qua đường máu, tình dục hay hô hấp. Tuy nhiên bệnh parkinson có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái qua gen.

Vậy tỷ lệ di truyền của bệnh Parkinson là bao nhiêu và làm cách nào để phòng tránh? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải lần lượt cho các vấn đề này trong bài viết sau đây.

Bệnh Parkinson có khả năng di truyền thông qua gen

Bệnh Parkinson có khả năng di truyền thông qua gen dù tỉ lệ không quá lớn

Bệnh Parkinson là gì?

Parkinson (hay còn gọi là liệt rung) là bệnh thoái hóa mạn tính các tế bào não chịu trách nhiệm sản xuất chất dẫn truyền thần kinh có tên là dopamin. Chính sự thiếu hụt chất này là nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, biểu hiện bằng các triệu chứng là run, cứng cơ và chậm chạp vận động. Bệnh thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi và hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn.

Bệnh Parkinson có khả năng di truyền qua gen không?

Bệnh Parkinson có di truyền không? - Câu hỏi được nhiều người nhà bệnh nhân đặt ra. Câu trả lời là có, nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra nếu có một người thân (như ông, bà hoặc bố, mẹ) mắc Parkinson thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao gấp 3 lần người khác, vì khi đó cơ thể bạn đã mang gen di truyền bệnh Parkinson. Và nếu có 2 người thân bị bệnh Parkinson thì nguy cơ này có thể tăng lên gấp 10 lần. Đặc biệt là với những người bị Parkinson khởi phát sớm (bệnh parkinson ở người trẻ dưới 45 tuổi), thì yếu tố di truyền lại càng đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh.

Thế nhưng nếu bạn có người nhà mắc bệnh Parkinson thì cũng không nên quá lo lắng vì tỷ lệ di truyền đối với bệnh Parkinson không quá cao (chỉ khoảng 4 – 5%). Bệnh chỉ di truyền khi có đột biến gen tác động đến các nhiễm sắc thể có liên quan đến Parkinson. 

Các yếu tố rủi ro gây bệnh Parkinson:

Trong hầu hết các trường hợp khởi phát bệnh Parkinson, nguyên nhân gây bệnh parkinson vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển căn bệnh này, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác, đặc biệt là người trên 60 tuổi
  • Tiếp xúc với môi trường độc hại, hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ
  • Nhiễm độc kim loại nặng
  • Nam giới có khả năng cao hơn nữ giới
  • Tổn thương/chấn thương ở đầu
  • Tác dụng phụ của thuốc loạn thần, thuốc chống động kinh
  • Lạm dụng chất kích thích, nghiện thuốc lá

5 giải pháp phòng bệnh Parkinson hiệu quả bạn cần biết

Luyện tập hàng ngày và ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, phòng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Luyện tập hàng ngày và ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, phòng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Thế giới đã có vacxin có khả năng ngăn ngừa bệnh Parkinson, nhưng vẫn cần có nhiều nghiên cứu trước khi được áp dụng rộng rãi trên người bệnh. Ở thời điểm hiện tại, bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh Parkinson bằng cách lời khuyên sau:

  1. Luôn trang bị cho mình quần áo bảo hộ, đội mũ nón, đeo khẩu trang, găng tay một cách cẩn thận. Nếu có thể, bạn nên sống xa các khu công nghiệp, hầm mỏ và nguồn rác thải càng xa càng tốt.
  2. Chủ động xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, hoa quả, cá biển, các loại quả hạch… Đặc biệt, việc uống 1 ly cà phê hoặc trà xanh mỗi ngày giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
  3. Tắm nắng 15 phút mỗi ngày để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có nồng độ Vitamin D thấp.
  4. Tập luyện mỗi ngày để nâng cao sức khỏe toàn trạng, giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật tốt hơn.
  5. Đi khám sức khỏe định kỳ, tối thiểu 1 năm/lần.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “bệnh Parkinson có di truyền không?”. Nếu bạn có người nhà mắc bệnh Parkinson thì đừng quá lo lắng, hãy chủ động thay đổi lối sống, kiên trì tập luyện, kiểm soát chế độ ăn và đặc biệt tránh xa các hóa chất độc hại để bảo vệ bản thân mình trước nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Xem thêm: 

[Cực chi tiết] Cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson tại nhà

6 bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn

Nguồn: michaeljfox.org, ghr.nlm.nih.gov, ncbi, healthline.com, jnnp

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp