Hội chứng chân không yên thường gây khó chịu, bồn chồn ở chân khiến bạn không thể ngủ ngon. Hãy cùng vuonglaokien.co tìm hiểu cặn kẽ về hội chứng này để điều trị hiệu quả và lấy lại giấc ngủ sâu mỗi đêm nhé!

Toàn bộ thông tin bạn cần biết về hội chứng chân không yên

Toàn bộ thông tin bạn cần biết về hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là gì?

Hội chứng chân không yên (restless legs syndrome - RLS) là một rối loạn thần kinh gây cảm giác khó chịu ở chân (ngứa, châm chích, tê bì, bồn chồn…). Sự khó chịu này thôi thúc người bệnh phải rung lắc, di chuyển hoặc cử động chân để cảm thấy thoải mái hơn.

Hội chứng này còn được biết đến với những tên gọi khác như: Bệnh Willis Ekbom, hội chứng chân bồn chồn hoặc hội chứng chân không nghỉ.

Theo Bệnh viện John Hopkins, có khoảng 5% dân số nói chung và 10% người trên 65 tuổi bị ảnh hưởng bởi hội chứng này. Phụ nữ có nguy cơ mắc cao gấp đôi so với nam giới. Khoảng 1/5 phụ nữ mang thai sẽ gặp phải các triệu chứng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tỷ lệ mắc ở trẻ em là 2 - 4%.

Hội chứng chân không yên gồm 2 loại chính, đó là:

  • Hội chứng chân không yên nguyên phát (vô căn): Không có nguyên nhân rõ ràng, khởi phát trước 40 tuổi (thậm chí ngay từ khi còn nhỏ), có thể do di truyền. Triệu chứng thường lẻ tẻ và nặng dần. Một số trường hợp nhẹ sẽ không biểu hiện triệu chứng trong thời gian dài.
  • Hội chứng chân không yên thứ phát: Khởi phát đột ngột sau 45 tuổi, không liên quan đến di truyền mà là hậu quả của các bệnh lý khác. Triệu chứng có thể nặng hơn RLS nguyên phát nhưng không tiến triển theo thời gian. 

Cách nhận biết hội chứng chân không nghỉ

Một người mắc hội chứng chân không yên sẽ có 4 đặc điểm chính như sau: 

Cảm giác khó chịu ở chân khiến bạn muốn cử động chân

Mỗi người sẽ mô tả cảm giác này theo một cách khác nhau, như là: Nhức trong bắp thịt, cảm giác như kiến bò, ngứa râm ran, đau nhói, bỏng rát, châm chích… 

Những cảm giác này xuất hiện ở vùng bắp chân nhưng bạn có thể cảm nhận ở cả đùi, cẳng chân cho đến mắt cá nhân. Điều này thôi thúc bạn phải cử động chân để giảm bớt khó chịu.

Triệu chứng nặng hơn vào ban đêm

Hội chứng chân không yên có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào bạn không hoạt động chân tay nhưng nặng nhất là trước và trong khi ngủ. Điều này khiến bạn không thể ngủ sâu giấc hoặc thậm chí phải ra khỏi giường để đi bộ, duỗi chân tay để bớt bồn chồn.

Vì giấc ngủ không được đảm bảo, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, uể oải, ủ rũ, cáu kỉnh, khó tập trung vào ban ngày. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc.

Hội chứng chân ko yên thường nặng hơn khi đi ngủ

Hội chứng chân ko yên thường nặng hơn khi đi ngủ

Triệu chứng thuyên giảm khi vận động

Cho dù bạn thư giãn hay cố gắng làm một công việc khác như đọc sách, xem điện thoại để quên đi nhưng các triệu chứng vẫn “đeo bám”. Chúng chỉ tạm thời mất đi khi bạn đứng lên, đi lại hoặc thực hiện vài động tác thể dục ở chân. 

Thế nhưng, ngay khi cơ thể quay về trạng thái nghỉ ngơi, các triệu chứng lại xuất hiện. Điều này cực kỳ khó chịu. 

Bị run chân khi ngủ

Hơn 80% số người mắc hội chứng chân không yên bị rối loạn vận động chân tay định kỳ (periodic limb movement disorder - PLMD). PLMD đặc trưng bởi các cử động rung giật hoặc co cơ không tự chủ của chân trong khi ngủ. Đôi khi triệu chứng cũng xuất hiện ở cánh tay. 

Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng chân không yên, hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn có cảm thấy khó chịu hoặc không thoải mái ở chân, đặc biệt là khi nằm hoặc ngồi?
  • Bạn đã bao giờ cảm thấy rất muốn cử động chân hoặc đứng dậy đi lại khi nằm ngủ, sau khi cử động thì bớt khó chịu?
  • Cảm giác khó chịu ở chân xuất hiện nhiều khi nghỉ ngơi, thư giãn? 
  • Triệu chứng thường nặng hơn vào buổi tối (ban đêm)?

Nếu tất cả các câu trả lời đều là “Có” thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng chân không yên. Hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn.

hotline

Nguyên nhân gây hội chứng chân không nghỉ

Theo Cleveland Clinic, 92% trường hợp mắc hội chứng chân không yên liên quan đến di truyền, tức là có cha/mẹ/anh chị em ruột mắc bệnh. 

Bệnh chân không yên có tính chất di truyền trong gia đình

Bệnh chân không yên có tính chất di truyền trong gia đình

Ngoài nguyên nhân di truyền, một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn tới hội chứng chân không nghỉ như:

  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Hội chứng Uremia (xảy ra do chức năng thận bị suy giảm)
  • Suy giáp
  • Suy nhược cơ thể
  • Đau cơ xơ hóa
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh thận
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh thần kinh ngoại biên
  • Lọc máu

Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc dị ứng và thuốc chống buồn nôn cũng góp phần gây RLS. Caffeine, nicotine và cồn có thể làm cho các triệu chứng tăng nặng hơn.

Ngoài ra một số nhà thần kinh học tin rằng hội chứng chân không yên có thể liên quan đến cách cơ thể xử lý dopamine. Dopamine là một hormone, cũng là chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ. Hormone này có thể chịu trách nhiệm cho các cử động chân không tự chủ ở người bị hội chứng chân không yên.

Cách chữa hội chứng chân không yên

Việc điều trị hội chứng chân không nghỉ sẽ cần thiết khi triệu chứng xuất hiện thường xuyên, gây mất ngủ nghiêm trọng và mệt mỏi vào ngày hôm sau. Các trường hợp RLS xác định được nguyên nhân bệnh lý rõ ràng cũng cần được điều trị.

Điều trị bằng thuốc

Có 4 loại thuốc điều trị hội chứng chân không yên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, đó là: gabapentin openscarbil (Horizant®), pramipexole (Mirapex®), ropinirole (Requip®) và rotigotine (Neupro®). Trong đó:

  • Mirapex, Neupro và Requip thuộc nhóm chất chủ vận dopamine giúp làm tăng lượng dopamine trong não. Các thuốc này giúp giảm cảm giác muốn cử động chân, cải thiện triệu chứng rung giật chân không chủ ý khi ngủ.
  • Horizant thuộc nhóm thuốc chống động kinh, có tác dụng làm chậm hoặc chặn tín hiệu đau/khó chịu từ các dây thần kinh ở chân. 

Điều trị hội chứng bàn chân không yên bằng thuốc tây y

Điều trị hội chứng bàn chân không yên bằng thuốc tây y

Ngoài những thuốc trên thì bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng một số loại khác như:

  • Thuốc chống động kinh, chẳng hạn như gabapentin (Neurontin®) và pregabalin (Lyrica®)
  • Thuốc giảm đau Ibuprofen, một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giúp giảm các triệu chứng nhẹ. 
  • Thuốc an thần, chẳng hạn như clonazepam (Klonopin®) và zolpidem: Giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Biện pháp không dùng thuốc

Các biện pháp không dùng thuốc quyết định tới 50% hiệu quả điều trị hội chứng chân không yên. Cách điều trị không dùng thuốc bao gồm:

  • Bổ sung sắt và các chất khác: Vì thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây hội chứng chân không nghỉ nên người bệnh có thể được yêu cầu bổ sung thêm sắt. Một số người cũng giảm được triệu chứng RLS bằng cách bổ sung axit folic, magie hoặc vitamin B12.
  • Sử dụng bộ đôi thảo dược Thiên ma, Câu đằng: Thiên ma giúp an thần, trấn tĩnh, ngủ ngon hơn. Câu đằng góp phần làm tăng cường nồng độ dopamine trong não nên giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng rung giật chân. 
  • Tập thể dục: Nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ quãng ngắn, hoặc tập giãn cơ. Không nên tập quá sức, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ vì có thể khiến các triệu chứng nặng hơn vào ban đêm.
  • Giảm căng thẳng: Những tâm trạng tiêu cực có thể kích hoạt triệu chứng RLS. Bạn hãy thử những cách thư giãn, làm dịu lo lắng như hít thở sâu, tập yoga, thiền,...
  • Kích thích điện (Electrical stimulation): Sử dụng xung điện kích thích vào bàn chân và ngón chân có thể giúp giảm triệu chứng RLS. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Châm cứu: Tác động vào các huyệt đạo giúp giảm cảm giác bồn chồn, khó chịu ở chân

Châm cứu giúp giảm triệu chứng chân không yên

Châm cứu giúp giảm triệu chứng chân không yên

Mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn khi bị hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên ảnh hưởng chính đến giấc ngủ. Dưới đây là 9 mẹo giúp bạn có giấc ngủ trọn vẹn hơn:

  • Tránh đồ uống có cồn (rượu, bia), caffeine (cà phê, trà,...) và nicotine (thuốc lá) ít nhất vài giờ trước khi đi ngủ.
  • Không ăn no trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế ngủ trưa quá lâu. Giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài tối đa 20 - 30 phút.
  • Xoa bóp các cơ, đặc biệt là bắp chân thường xuyên. Điều này có thể giúp giảm đau và giảm triệu chứng. Nên dành khoảng 10 phút để xoa bóp ngay trước khi đi ngủ.
  • Cố gắng đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng. Để có được giấc ngủ sâu, bạn có thể đi ngủ muộn hơn một chút so với bình thường.
  • Giữ phòng ngủ của bạn mát mẻ, thoải mái và không quá sáng.
  • Không để tivi, máy tính cũng như các thiết bị điện tử khác trong phòng ngủ.
  • Tắm nước mát hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm trước khi đi ngủ. 
  • Khi có cảm giác khó chịu ở chân, hãy thử chườm ấm hoặc chườm đá trên chân. Đôi khi sự thay đổi về nhiệt độ cũng giúp giảm triệu chứng.

Áp dụng tốt những hướng dẫn trong bài viết này, hội chứng chân không yên sẽ không còn xuất hiện và gây cản trở giấc ngủ của bạn nữa. Nếu bạn còn băn khoăn về hội chứng này, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp.

hotline

Tham khảo: medicalnewstoday.com, nhs.uk, ninds.nih.gov, webmd.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp