Run do thoái hóa cột sống là tình trạng ít gặp nhưng lại ẩn chứa nhiều hậu quả khó lường đến sức khỏe. Hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa run tay do tổn thương cột sống trong bài viết hôm nay!

Thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân gây run ít ai biết tới

Thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân gây run ít ai biết tới

Run và nguyên nhân thường gặp

Run là những chuyển động rung rắc không chủ ý ở một số bộ phận của cơ thể. Những chuyển động bất thường này xảy ra do các cơn co thắt cơ. 

Khi một bộ phận kiểm soát chuyển động ở não bị tổn thương sẽ gây ra chứng run. Các rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hay chấn thương sọ não cũng có thể là nguyên nhân gây run. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tâm lý lo lắng, cường chức năng tuyến giáp, sử dụng quá nhiều rượu hay tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây run. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các bác sĩ không thể xác định nguyên nhân cụ thể.

Xem thêm: Ngoài Parkinson, có đến 9 nguyên nhân gây run tay chân bạn cần biết!

Tổn thương cột sống có thể gây run không?

Tuy không phổ biến như các nguyên nhân khác nhưng đã có một số báo cáo về những người bị chèn ép tủy sống bị run. Báo cáo này ghi nhận, một người đàn ông 91 tuổi bị run thứ phát do chèn ép tủy sống ở cổ (bệnh lý tủy cổ). Triệu chứng run xuất hiện ở tay, chân và tiến triển nhanh chóng trong vòng 2 tuần khiến anh ta không thể tự ăn uống và đi lại nếu thiếu sự hỗ trợ.

Ban đầu, các bác sĩ cho rằng người đàn ông mắc bệnh Parkinson, nhưng sau đó họ bác bỏ chẩn đoán này vì anh ta không có triệu chứng điển hình nào khác. Khi chụp MRI, họ nhận thấy người đàn ông bị thoát vị đĩa đệm ở đốt sống cổ C3 - C4 gây hẹp ống sống thắt lưng nghiêm trọng và chèn ép dây thần kinh.

Từ trước đến nay, các vấn đề cột sống (chèn ép tủy sống) thường ít nằm trong nhóm nguyên nhân tiềm ẩn gây run. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa các vấn đề cột sống và chứng run để giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Tại sao tổn thương cột sống, lưng hay cổ có thể gây run?

Các vấn đề về lưng, cổ có thể gây run khi chúng chèn ép tủy sống. Điều này là do tủy sống chứa hàng triệu tế bào thần kinh liên kết não với các tế bào thần kinh vận động cho phép cơ thể di chuyển nhịp nhàng. Do đó, khi lưng và cổ bị chèn ép sẽ gây ảnh hưởng đến sự phối hợp này gây ra tình trạng run. Tuy nhiên, trường hợp run do thoái hóa cột sống không phổ biến nhưng các nguyên nhân gây run khác.

Run do thoái hóa cột sống: Tình trạng đốt sống thoái hóa chèn ép dây thần kinh 

Run do thoái hóa cột sống: Tình trạng đốt sống thoái hóa chèn ép dây thần kinh 

Những cách điều trị run lưng, cổ

Việc xác định nguyên nhân gây run sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, chứng run không thể chữa hoàn toàn nhưng 3 phương pháp dưới đây sẽ giúp làm chậm và cải thiện tình trạng run:

Tiêm Botulinum (Botox)

Bác sĩ sẽ tiêm một liều lượng nhỏ Botulinum vào cơ cổ để giúp giãn, mềm và giảm sự co cứng cơ. Sử dụng Botox đúng cách sẽ giúp giảm hiệu quả các triệu chứng run đầu, run tay hoặc run giọng nói. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn việc tiêm Botulinum cần được thực hiện bởi bác sĩ thần kinh có chuyên môn cao tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM…

Thuốc điều trị run tay chân

Hiện nay, FDA - Cơ quản quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ chưa cấp phép lưu hành bất kỳ loại thuốc nào giúp đặc trị run. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc sau để giảm triệu chứng, bao gồm:

  • Liệu pháp thay thế chất dẫn truyền thần kinh (Dopamine) như Levodopa, Duodopa, Sinemet…
  • Chất chủ vận Dopamine như Bromocriptine (Parlodel), Pergolide (Permax)....
  • Thuốc ức chế men chuyển COMT là Tolcapone (Tasmar), Entacapone (Comtan)...
  • Thuốc ức chế Mao - B: Selegiline (Eldepryl) và rasagiline (Azilect)

Phẫu thuật điều trị run

Những phương pháp phẫu thuật, can thiệp giúp giảm run phổ biến hiện nay là:

  • Phẫu thuật cắt bỏ các dây thần kinh đến các cơ rối loạn, tuy nhiên cách này sẽ gây ảnh hưởng tác dụng phụ và thời gian hồi phục lâu dài.
  • Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) là phương pháp đưa một que kim loại (điện cực) vào sâu bên trong sọ não. Sau đó, bác sĩ sẽ nối điện cực với một dây dẫn ra khỏi não và gắn vào một máy tạo nhịp để cải thiện các chuyển động loạn nhịp.
  • Phẫu thuật ACDF (Anterior Cervical Discectomy and Fusion) là phẫu thuật loại bỏ phần địa đệm phình ra bất thường gây đè, ép lên các dây thần kinh tủy sống. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành quá trình ghép xương để định hình cột sống cổ sau khi phần đĩa đệm được loại bỏ.

Xem thêm: Thông tin A-Z về bệnh run tay: Nguyên nhân & cách giảm run tốt nhất

Cách phòng ngừa run do thoái hóa cột sống hiệu quả

Hình ảnh minh họa tư thế ngồi làm việc đúng (bên phải) và tư thế làm việc sai (bên trái)

Hình ảnh minh họa tư thế ngồi làm việc đúng (bên phải) và tư thế làm việc sai (bên trái)

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra do lão hóa, điển hình thường xảy ra ở cột sống khi con người già đi. Tại Việt Nam có đến 80% dân số trên 50 tuổi mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó thoái hóa đốt sống cổ, cột sống chiếm tỉ lệ lớn. 

Việc chủ động phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống từ sớm là rất cần thiết, dưới đây là một số lưu ý của Ths.BS Hồ Phạm Thục Lan - Trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp (BV Nhân Dân 115) mà bạn có thể tham khảo:

  • Thay đổi tư thế ngồi sau 1 tiếng đồng hồ, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Những người làm việc văn phòng có thể tận dụng giờ giải lao để thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng từ 5 - 10 phút giúp thư giãn cho thắt lưng, cột sống cổ.
  • Tập thể dục 30 phút hàng ngày sẽ giúp các cơ khớp tăng sức bền và dẻo dai hơn, kể cả khi bạn đã mắc thoái hóa cột sống cũng có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng.
  • Thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh và sữa để cung cấp vitamin và canxi. Ngoài ra, việc hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá cũng góp phần phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ.
  • Thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày.

Tình trạng run do thoái hóa cột sống tuy không phổ biến nhưng lại tiến triển nhanh và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, chúng ta cần phòng ngừa tổn thương cột sống từ sớm và theo dõi biểu hiện cơ thể để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu run xuất hiện, hãy liên hệ tổng đài 0981 238 218 để được các dược sĩ tư vấn!

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday,  understandinganimalresearch, clinicalmovementdisorders

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp