Run chân có thể xuất hiện ở các lứa tuổi khác nhau, thường gặp nhất là người già và trung niên. Nếu bạn đang băn khoăn không biết chân run là bệnh gì và cách khắc phục như thế nào, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.  

Tìm hiểu toàn bộ thông tin về bệnh run chân

Tìm hiểu toàn bộ thông tin về bệnh run chân

Điểm danh các nguyên nhân gây run chân

Run chân xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các bệnh lý liên quan đến tổn thương tổn thương dây thần kinh và rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động như bệnh Parkinson, hội chứng tiểu não… 

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên (Restless Leg Syndrome - RLS) là một tình trạng người bệnh luôn có cảm giác không thoải mái, châm chích, đau âm ỉ hoặc bỏng rát ở chân, khiến họ không cưỡng lại được việc phải rung lắc/cử động chân để giảm bớt khó chịu. Hội chứng này thường xảy ra vào buổi tối hoặc ban đêm khi bạn đang ngồi hoặc nằm, làm gián đoạn giấc ngủ và khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.

Hội chứng chân không yên xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường có diễn biến nặng hơn khi về già. Bệnh lý hệ thần kinh ngoại biên, thiếu sắt, suy thận và các vấn đề về tủy sống làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

Hội chứng chân không yên gây rung chân vào ban đêm

Hội chứng chân không yên gây rung chân vào ban đêm

Rối loạn vận động chân tay định kỳ 

Nếu bạn bị run chân khi ngủ thì đó có thể là biểu hiện của rối loạn vận động chân tay định kỳ (periodic limb movement disorder - PLMD). Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ với biểu hiện điển hình là tình trạng chuột rút, rung hoặc đá chân theo chu kỳ (khoảng 20-40 giây một lần) trong khi ngủ. Tình trạng này thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi.

Ít nhất 80% số người mắc hội chứng chân không yên cũng bị rối loạn vận động chân tay định kỳ, mặc dù đây là 2 bệnh khác nhau. Bệnh này thường gặp ở những người bị tiểu đường, thiếu sắt, u tủy sống, chấn thương tủy sống, thiếu máu, đang sử dụng thuốc an thần.

Hội chứng tiểu não

Hội chứng tiểu não chính là những tổn thưởng của một hay hai bên bán cầu của tiểu não . Điển hình như sau tai biến mạch máu não, chấn thương, xơ cứng rải rác (đa xơ cứng). Lúc này, bệnh nhân gặp phải khó khăn trong việc giữ thăng bằng, điều hòa và phối hợp các vận động.
Run do rối loạn tiểu não thường là run nhẹ và chậm, xảy ra trước khi thực hiện các hành động có chủ đích. Ngoài run chân, bệnh nhân có thêm một số biểu hiện khác như rối loạn thăng bằng, đi chậm chạp, loạng choạng hoặc đi theo hình ziczac.

Hội chứng tiểu não cũng là nguyên nhân gây run chân không kiểm soát

Hội chứng tiểu não cũng là nguyên nhân gây run chân không kiểm soát

Run vô căn di truyền

Nguyên nhân bị run chân cũng có thể xuất phát từ bệnh run vô căn di truyền. Theo Bệnh viện Mayo Clinic (Hoa Kỳ), bố hoặc mẹ mắc căn bệnh này sẽ di truyền lại cho người con với tỷ lệ khoảng 50%.

Run chân vô căn thường xuất hiện khi đi lại, làm việc, ảnh hưởng tới cả 2 bên chân và nhiều bộ phận khác trên cơ thể như đầu, môi, thanh quản và tay.

Bệnh Parkinson

Ở giai đoạn sớm, bệnh Parkinson thường chỉ gây run ở ngón tay, bàn tay. Khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn, triệu chứng run chân sẽ xuất hiện. 

Run chân do bệnh Parkinson thường bắt đầu ở 1 bên (cùng bên với tay bị ảnh hưởng), sau đó tiến dần sang bên còn lại.

Các nguyên nhân khác

Run chân còn xảy ra do các bệnh như bệnh cường giáp, hoặc do tác dụng phụ của thuốc tây, lạm dụng rượu bia hoặc hội chứng sau cai rượu…

Chân run không kiểm soát có nguy hiểm không?

Chân bị run nhẹ không nguy hiểm nhưng về sau sẽ gây khó khăn trong di chuyển, vận động chậm, dễ té ngã và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bệnh nhân. Bên cạnh đó, chân run không kiểm soát còn ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh. Những mặc cảm này vô tình khiến cho bệnh thêm nặng và diễn tiến xấu.

Các biện pháp điều trị run chân hiệu quả

Nguyên tắc quan trọng nhất để cải thiện triệu chứng run chân là cần phải thay đổi lối sống, kết hợp sử dụng thảo dược phục hồi tổn thương thần kinh và sử dụng thuốc/phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học

Để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh run chân bạn cần xây dựng cho mình lối sống khoa học. Điển hình như ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đúng giờ, giữ tâm lý thoải mái, yêu đời. Đồng thời, bạn nên tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu và thuốc lá.

Xây dựng lối sống khoa học giúp hỗ trợ điều trị bệnh run chân hiệu quả

Xây dựng lối sống khoa học giúp hỗ trợ điều trị bệnh run chân hiệu quả

Chưa hết, bạn cần massage chân mỗi ngày để lưu thông khí huyết, tác động đến các kinh mạch. Hơn hết, việc luyện tập yoga, duy trì các bài thể dục cũng rất tốt cho sức khỏe.

Sử dụng thảo dược Câu đằng, Thiên ma

Từ lâu, Thiên ma và Câu đằng đã được ứng dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền để điều trị các rối loạn vận động, trong đó có triệu chứng run chân, run tay. 

  • Câu đằng chứa 28.9% hoạt chất Rhynchophylline có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm kích thích thần kinh. Từ đó, làm giảm triệu chứng run chân hiệu quả.
  • Thiên ma chứa nhiều Gastro Dioxide, Alkaloid, Gastrodin, Vitamin A, Vanillyl, Alcohol,... Những hoạt chất kể trên có tác dụng như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương thần kinh (nguyên nhân hàng đầu gây run chân tay). 

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy Thiên ma, Câu đằng  kết hợp với các thảo dược khác như Đinh lăng, Câu kỷ tử, Nhục thung dung.... trong một số sản phẩm hỗ trợ điều trị run chân tay.

Thiên ma, Câu đằng - Bộ đôi thảo dược quý giúp giảm run chân

Thiên ma, Câu đằng - Bộ đôi thảo dược quý giúp giảm run chân

Thuốc và phẫu thuật chữa run chân

Trong trường hợp bị run chân do hội chứng chân không yên và rối loạn vận động chân tay định kỳ, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thêm các loại thuốc sau:

  • Benzodiazepines: Giúp giảm co giật cơ, an thần, giúp ngủ ngon. Clonazepam (Klonopin) là thuốc được sử dụng phổ biến nhất và đã được chứng minh có hiệu quả đối với chứng run chân do 2 nguyên nhân trên.
  • Tác nhân dopaminergic: Làm tăng mức độ dopamine - chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não bộ để điều chỉnh chuyển động của cơ. Các thuốc được sử dụng chính bao gồm levodopa / carbidopa (Sinemet) và pergolide (Permax).
  • Thuốc chống co giật: Làm giảm co thắt cơ bắp, phổ biến nhất là gabapentin (Neurontin).
  • Chất chủ vận GABA: Làm giãn các cơn co thắt bằng cách ức chế giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kích thích co cơ. Phổ biến nhất là baclofen (Lioresal).

Đối với run chân vô căn di truyền, thuốc chẹn beta và thuốc an thần nhẹ được sẽ được chỉ định để giúp kiểm soát triệu chứng run.

Bên cạnh việc xây dựng lối sống lành mạnh kết hợp điều trị với thuốc để điều trị run chân, bạn có thể phẫu thuật. Việc này cần được triển khai khi triệu chứng run chân không thể được kiểm soát bằng thuốc. Phẫu thuật trong điều trị run bao gồm kích thích não sâu, đốt đồi thị, siêu âm hội tụ và phẫu thuật gamma-Knife.

Tin rằng, qua bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh run chân và cách chữa trị hiệu quả. Nếu cần thêm bất cứ trợ giúp nào khác quý vị hãy kết nối với chúng tôi ngay hôm nay.

Xem thêm: Mọi điều bạn cần biết về hiện tượng rung chân (run chân)

Tham khảo: healthline.com, parkinson.umc.edu, medicalnewstoday.com, wikihow.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp