Người bệnh Parkinson có thể sống được vài năm, chục năm, thậm chí 20 - 30 năm phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh, tuổi khởi phát bệnh và các yếu tố liên quan khác. Để tăng tuổi thọ của người bệnh Parkinson không quá khó, quan trọng là bạn cần học cách điều trị tốt và bắt tay thay đổi lối sống ngay từ thời điểm phát hiện bệnh. 

Người bệnh Parkinson vẫn có thể sống lâu, sống khỏe nếu biết cách

Người bệnh Parkinson vẫn có thể sống lâu, sống khỏe nếu biết cách

Tuổi thọ của người bệnh Parkinson

Chưa có một con số chính xác về tuổi thọ của người bệnh Parkinson. Bởi lẽ, người bệnh Parkinson sống được bao lâu còn phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh, mức độ bệnh, phương hướng điều trị và nhiều yếu tố tác động. 

Bệnh Parkinson không phải nguyên nhân trực tiếp gây tử vong nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy Parkinson có ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh. Một nghiên cứu được thực hiện trên 45.000 người bệnh Parkinson nhập viện cho thấy, đa số ở giai đoạn cuối người bệnh sẽ vào viện do các lý do như nhiễm trùng (21%), bệnh tim mạch (18.5%), viêm phổi (13%)...  

Bệnh cạnh đó, nghiên cứu trên Tạp chí “Archives of Neurology” đã khảo sát 140.000 người trên 65 tuổi mắc bệnh Parkinson trong vòng 6 năm và kết quả là có hơn 64% người tham gia khảo sát đã qua đời.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì nếu được phát hiện và điều trị sớm, nhiều người bệnh Parkinson có thể kéo dài tuổi thọ vài chục năm, thậm chí là 20 - 30 năm.

Yếu tố nào làm giảm tuổi thọ của người bệnh Parkinson? 

Thời gian phát hiện bệnh, tình trạng bệnh, tuổi tác, giới tính, bệnh lý nền, tâm lý, lối sống… đều là những yếu tố quan trọng làm giảm tuổi thọ của người bệnh Parkinson. 

  • Tuổi phát bệnh và tình trạng bệnh: Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tuổi thọ của người bệnh Parkinson. Ví dụ, một người bệnh 50 tuổi phát hiện Parkinson ở giai đoạn 2 sẽ có cơ hội sống lâu hơn người được phát hiện bệnh ở tuổi 60 với cùng một tình trạng bệnh. Giống như hầu hết các bệnh khác, tuổi tác càng cao thì nguy cơ tử vong của người bệnh Parkinson càng lớn.
  • Bệnh lý nền: Một người bệnh Parkinson mắc thêm tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch… sẽ có tuổi thọ thấp hơn so người không mắc bệnh lý nền. 
  • Tâm lý: Những triệu chứng của Parkinson gây ảnh hưởng, thậm chí là đảo lộn cuộc sống của người bệnh. Việc này khiến người bệnh Parkinson chán nản, mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Những trạng thái tâm lý như stress, mệt mỏi, chán nản là một nhân tố khiến bệnh Parkinson tiến triển nhanh và trầm trọng.
  • Giới tính: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới mắc bệnh Parkinson có nguy cơ tử vong cao hơn nữ giới.
  • Phương pháp điều trị: Người bệnh Parkinson có phác đồ điều trị kịp thời bằng thuốc, phẫu thuật… kết hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn, bổ sung thảo dược có thể kéo dài tuổi thọ đến hơn 10 năm so với các trường hợp không điều trị hoặc điều trị quá muộn.

Tâm lý buồn bã, chán nản là yếu tố làm tăng nặng bệnh Parkinson 

Tâm lý buồn bã, chán nản là yếu tố làm tăng nặng bệnh Parkinson 

Cách kéo dài tuổi thọ cho người Parkinson

Y học hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson, nhưng bạn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng parkinson và chung sống hòa bình với bệnh trong khoảng vài chục năm bằng những cách dưới đây:

Dùng thuốc đúng chỉ định và “hiểu” về bệnh Parkinson

Sử dụng thuốc là điều không thể thiếu đối với mọi người bệnh Parkinson. Vì vậy, hãy cố gắng uống thuốc đúng liều, đúng giờ và tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, hãy chủ động trang bị cho mình những thông tin cần thiết về bệnh Parkinson, để có kế hoạch “đối phó” với những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra

Thông tin cho bạn: Thuốc điều trị bệnh Parkinson và những lưu ý khi sử dụng 

Lối sống lành mạnh, chế độ ăn phù hợp.

Việc tập thể dục thường xuyên kết hợp ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ là một cách tự nhiên, đơn giản để khắc phục các biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh Parkinson. Bạn nên đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, vật lý trị liệu và nhớ bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước mỗi ngày.

Thông tin cho bạn: Bị bệnh Parkinson nên ăn gì để giảm run và ngừa biến chứng?

Làm bạn với “nụ cười”

Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của người bệnh Parkinson, vì vậy bạn hãy tìm cách làm bạn với “nụ cười”. Bạn có thể tự tìm kiếm niềm vui thông qua việc trò chuyện, tham gia hoạt động xã hội, ca hát, làm văn, viết thơ…

Tinh thần thoải mái giúp người bệnh Parkinson sống lâu hơn

Tinh thần thoải mái giúp người bệnh Parkinson sống lâu hơn

Chọn môi trường sống lành mạnh

Khói thuốc lá, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, môi trường sống ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếp xúc thường xuyên với kim loại nặng sẽ làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh Parkinson. Vì vậy, hãy cố gắng sống xa các khu công nghiệp và nguồn rác thải ô nhiễm để bảo vệ bản thân trước căn bệnh Parkinson.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, thảo dược Thiên Ma, Câu Đằng chứa các hoạt chất sinh học tương tự tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa não bộ, từ đó làm chậm quá trình tiến triển của bệnh theo thời gian. 

Dùng kết hợp của 2 thảo dược này còn ức chế enzym MAO - B nên làm tăng gián tiếp nồng độ dopamin trong não, nhờ đó mà cải thiện tình trạng run rẩy, co cứng, giúp cải thiện tâm trạng, giấc ngủ, khả năng ghi nhớ của người bệnh Parkinson.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi bệnh Parkinson sống được bao lâu chủ yếu nằm ở phía bạn: 5 năm, 7 năm, 20 năm thậm chí nhiều hơn nữa. Nghị lực từ chính con người bạn là nguồn sức mạnh lớn nhất giúp bạn chiến thắng bệnh tật.

Xem thêm: 

[Cực chi tiết] Cách chăm sóc bệnh nhân Parkinson tại nhà

bài tập tốt cho người bệnh Parkinson ở mọi giai đoạn

Nguồn tham khảo: healthline

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp