Những cơn co thắt cơ bất thường do loạn trương lực cơ gây ra thường khiến cho người bệnh khó chịu. Vậy loạn trương lực cơ là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về chứng loạn trương lực cơ trong bài viết dưới đây.

Chứng loạn trương lực cơ là gì?

Loạn trương lực (Dystonia) là hiện tượng cơ bị co thắt không tự chủ. Đây là một dạng rối loạn vận động, gây ra các chuyển động lặp lại nhiều lần với những tư thế như vặn xoắn, giật, run, múa vờn.

Tại Việt Nam, số người mắc chứng loạn trương lực cơ chỉ đứng sau bệnh Parkinson. Mặc dù vậy, rất ít người hiểu rõ về chứng bệnh này.

Khi bị loạn trương lực cơ, người bệnh thường có cơn co giật cơ mất kiểm soát

Khi bị loạn trương lực cơ, người bệnh thường có cơn co giật cơ mất kiểm soát

Phân loại loạn trương lực cơ

Hiện nay, loạn trương lực cơ (LTLC) được phân loại theo 3 cách như sau:

Phân loại theo lứa tuổi bị bệnh: Bao gồm loạn trương lực cơ khởi phát sớm (dưới 26 tuổi) và khởi phát muộn (từ 26 tuổi).

Phân loại theo các vùng bị ảnh hưởng:

  • Loạn trương lực cơ cục bộ: Triệu chứng chỉ xuất hiện ở một bộ phận. 
  • Loạn trương lực cơ theo vùng: Triệu chứng xảy ra ở các bộ phận tiếp giáp nhau hoặc không tiếp giáp với nhau theo từng vùng, một bên nửa cơ thể hoặc diễn ra ở hầu hết toàn bộ cơ thể.
  • Loạn trương lực cơ toàn thể: Triệu chứng xuất hiện ở hầu hết hoặc toàn bộ cơ thể.

Phân loại theo nguyên nhân:

  • Nguyên phát: Loạn trương lực cơ không rõ nguyên nhân mắc phải, có thể từ di truyền hoặc vô căn.
  • Thứ phát: Loạn trương lực cơ có nguyên nhân từ một số yếu tố đã biết. Ví dụ như môi trường, tiếp xúc với xyanua, carbon monoxide, mangan, methanol. Hoặc có nguyên nhân từ các bệnh lý như đa xơ cứng, đột quỵ (tai biến mạch máu não), dị dạng mạch máu, suy tuyến cận giáp, dị dạng mạch máu… Hoặc là phản ứng phụ của một số loại thuốc.
  • Hội chứng kết hợp: Chứng loạn trương lực cơ là kết quả của rối loạn chất dẫn truyền thần kinh không thoái hóa. Ví dụ như, LTLC phản ứng với Dopa, hội chứng Segawa, LTLC khởi phát nhanh kèm Parkinson, rung giật cơ kèm loạn trương lực cơ.

Triệu chứng nhận biết loạn trương lực cơ

Trong giai đoạn đầu, loạn trương lực cơ có thể gây ra các triệu chứng như: bàn chân bị chuột rút, cổ bị giật tự phát, kéo lê một chân, phát ngôn hoặc nói chuyện khó khăn, mắt nhấp nháy không kiểm soát. Các dấu hiệu này thường tăng nặng khi người bệnh bị căng thẳng, lo lắng.

Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ bị mệt mỏi và đau đớn do cơ bị co thắt liên tục, xoắn vặn, các cử động lặp lại nhiều lần, cơ thể có một số tư thế bất thường.

Cổ bị giật tự phát là dấu hiệu của loạn trương lực cơ giai đoạn đầu

Cổ bị giật tự phát là dấu hiệu của loạn trương lực cơ giai đoạn đầu

Triệu chứng loạn trương lực cơ còn thay đổi tùy thuộc vào bệnh xảy ra ở bộ phận nào, xuất phát từ nguyên nhân gì. Cụ thể một số dấu hiệu rối loạn trương lực cơ theo từng khu vực trên cơ thể như sau:

  • Rối loạn lực cơ ở mắt: Thường xuất hiện với triệu chứng cơ mắt giật, nháy không tự chủ/ Ban đầu ở một mắt, sau đó lan ra cả hai mắt.
  • Loạn trương lực cơ cổ: Đầu bị vẹo, xoay một bên. Hoặc có thể bị kéo ra trước/sau.
  • Loạn trương lực cơ ở vùng sọ: Có thể biểu hiện ra mặt, cổ, đầu.
  • Rối loạn lực cơ vùng lưỡi, miệng và hàm: Các bộ phận này có hiện tượng co thắt, nói và nuốt khó khăn.
  • Loạn trương lực cơ vùng thanh quản: Phát âm, nói khó khăn.
  • Loạn trương lực cơ viết: Xuất hiện khi viết, ngón cái bị gập ở đốt cuối, khi viết có áp lực nặng, đôi khi kèm theo run tay chân. Thường hay gặp do nghề nghiệp như nhà văn, nhà báo.

Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, cần liên hệ hoặc gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của loạn trương lực cơ là gì?

Có nhiên nguyên nhân gây loạn trương lực cơ, tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm. Bao gồm:

Nguyên nhân nguyên phát: Do yếu tố bẩm sinh, đột biến nhiễm sắc thể, đặc thù công việc, di truyền, thoái hóa thần kinh.

Nguyên nhân thứ phát: Tác dụng của một số loại thuốc, yếu tố tâm lý, khởi phát loạn trương lực cơ muộn, chấn thương não, bệnh não anonic, đột quỵ, nhiễm trùng (bệnh lao, viêm não,...), u não, dị dạng mạch não, bệnh Parkinson, Huntington, Wilson,..

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ cao có thể mắc loạn trương lực cơ bao gồm: Di truyền, bị tổn thương thần kinh hoặc não, đột quỵ, sử dụng các loại thuốc an thần, nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, căng thẳng, stress, nhiễm độc chì…

Biến chứng của loạn trương lực cơ

Biến chứng loạn trương lực cơ có thể là cơ bị co cứng, xoáy vặn, cứng hàm, khó nuốt, sụp mi,... Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, những biến chứng loạn trương lực cơ có thể dẫn đến một số hậu quả sau:

  • Đau, mệt mỏi và kiệt sức.
  • Nếu liên quan đến rối loạn trương lực cơ mi mắt, biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải là cơ mắt không thể đóng, mở hoặc bị nhắm vĩnh viễn dù thị lực vẫn bình thường.
  • Suy nhược, ảnh hưởng đến thể chất, họa động bình thường hàng ngày.
  • Nếu rối loạn trương lực cơ đến từ các bệnh như Parkinson, người bệnh có thể bị suy giảm vận động, khó ăn uống, trầm cảm, chất lượng cuộc sống bị ảnh hương,..

Làm thế nào để chẩn đoán loạn trương lực cơ

Để thực hiện chẩn đoán loạn trương lực cơ, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu: Kiểm tra về các động tố hoặc tình trạng khác trong cơ thể.
  • Chụp MRI/CT: Có thể phát hiện được sự bất thường trong não như các tổn thương, khối u,..
  • Điện cơ EMG: Kiểm tra cơ bắp.
  • Các xét nghiệm di truyền hoặc khuyết tật liên quan.

Điều trị rối loạn trương lực cơ như thế nào?

Chứng rối loạn trương lực cơ có thể được điều trị bằng cách tiêm botulinum, dùng thuốc, phẫu thuật kết hợp với thay đổi lối sống và các giải pháp hỗ trợ. Dù không giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh nhưng các biện pháp này sẽ giúp bạn giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cụ thể các cách điều trị rối loạn trương lực cơ như sau:

Tiêm botulinum

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với chứng rối loạn trương lực cơ. Botulinum sẽ giải phóng một loại chất dẫn truyền thần kinh khiến cho cơ bị co lại (acetylcholine) giúp ngăn chặn được cơn co thắt, cải thiện tạm thời các tư thế, chuyển động bất thường do chứng này gây ra. 

Tiêm botulinum thường có hiệu quả sau vài ngày, kéo dài vài tháng và phải tiêm lặp lại 3 – 4 tháng/lần.

Sử dụng thuốc uống

Người bị rối loạn trương lực cơ có thể được chỉ định uống một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng cholinergic: Trihexyphenidylbenztropine.
  • Nhóm an thần: Benzodiazepin như lorazepam, diazepam, clonazepam và baclofen.
  • Nhóm thuốc giảm cử động mất kiểm soát: Tetrabenazine, thuốc chẹn thụ thể dopamine.

Thực hiện phẫu thuật kèm vật lý trị liệu

Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) kèm theo vật lý trị liệu cũng là một trong những cách điều trị loạn trương lực cơ. Phương án này sẽ được sử dụng khi việc tiêm thuốc Toxin Botulinum hoặc dùng thuốc không thể làm dịu các triệu chứng hoặc có tác dụng phụ quá nghiêm trọng cho người bệnh.

Vật lý trị liệu được sử dụng hỗ trợ cho phương pháp điều trị loạn trương lực cơ khác

Vật lý trị liệu được sử dụng hỗ trợ cho phương pháp điều trị loạn trương lực cơ khác

Thay đổi lối sống và áp dụng giải pháp khắc phục tại nhà

Việc sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như trầm cảm, tăng cân (tetrabenazine), buồn ngủ (nhóm thuốc an thần), táo bón (Thuốc kháng cholinergic). Do đó để giảm thiểu các tác dụng phụ này, bạn có thể thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà khác.

Thay đổi lối sống: Tránh các thực phẩm gây kích thích hệ thần kinh (cafe, trà, rượu bia), kiểm soát hoặc giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc, bổ sung những thực phẩm tốt cho thần kinh (giàu Magie, vitamin B,..).

Thực hiện các bài tập hỗ trợ đều đặt: Người bệnh loạn trương lực cơ có thể tập luyện một số bài tập để hỗ trợ quá trình điều trị. Ví dụ như:

  • Ngồi chống 2 tay lên ghế, nhấc người ra khỏi mặt ghế sau đó hạ người xuống chỗ cũ - Thực hiện từ 3 - 4 lần.
  • Thực hiện động tác đánh trống nhẹ nhàng và đều, bài tập này giúp cổ tay uyển chuyển hơn.
  • Chuẩn bị tư thế quỳ gối, đưa tay lần lượt sang ngang, ra trước, giơ tay lên, bài tập này sẽ giúp người bệnh cải thiện được sự thăng bằng.

Bổ sung thảo dược hỗ trợ: Những thảo dược như Thiên Ma, Câu Đằng đã được chứng minh có tác dụng giúp an thần, ổn định tính dẫn truyền thần kinh. Do đó cũng giúp người bệnh rối loạn trương lực giảm nhẹ các triệu chứng run giật.

Trên đây là những chia sẻ về 7 điều bạn cần phải biến về hiện tượng rối loạn trương lực cơ. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh lý. 

Xem thêm: 

- [Toàn quốc] Người bệnh run tay khám ở đâu tốt?

Tham khảo:

https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/muscle-bone-and-joints/conditions/dystonia

https://www.ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Dystonias-Fact-Shee

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp