Hội chứng ngoại tháp ngày càng trở nên phổ biến, xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn vận động, ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất, tâm lý và thần kinh người bệnh. Vậy bạn đã hiểu rõ về khái niệm, biểu hiện và phương pháp điều trị chứng rối loạn ngoại tháp? Hãy cùng vuonglaokien.co tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác trong bài viết dưới đây.

Toàn bộ những điều bạn cần biết về hội chứng ngoại tháp

Toàn bộ những điều bạn cần biết về hội chứng ngoại tháp

Hội chứng ngoại tháp là gì?

Hội chứng ngoại tháp (hay rối loạn ngoại tháp) là thuật ngữ y khoa chỉ những vận động bất thường do tổn thương tế bào thần kinh ở hệ thống ngoại tháp gây ra. 

Hệ thống ngoại tháp thuộc hệ thần kinh trung ương. Bộ phận này bao gồm một nhóm tế bào thần kinh nhân xám nằm ở vị trí đáy đại não. Chúng cùng với tiểu não đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trương lực cơ cũng như sự tinh luyện trong các cử động của cơ thể.

Hệ thống ngoại tháp gồm một nhóm tế bào thần kinh nhân xám ở vị trí đáy đại não

Hệ thống ngoại tháp gồm một nhóm tế bào thần kinh nhân xám ở vị trí đáy đại não

Nguyên nhân gây rối loạn ngoại tháp

Hội chứng ngoại tháp thường xảy ra do tác dụng phụ của thuốc tây y, điển hình như thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên bao gồm: 

  • Chlorpromazine
  • Haloperidol
  • Levomepromazine
  • Thioridazine
  • Trifluoperazine
  • Perphenazine
  • Flupentixol
  • Fluphenazine

Các thuốc này có thể gây thiếu hụt Dopamine. Khi các hạch nền trong hệ ngoại tháp không được cung cấp đủ Dopamine, hoạt động của chúng sẽ bị rối loạn.

Ngoài nguyên nhân do thuốc, rối loạn ngoại tháp cũng có thể xuất phát từ các tổn thương não và viêm màng não.

Biểu hiện nổi bật của hội chứng ngoại tháp

Hội chứng ngoại tháp có 4 dạng biểu hiện phổ biến là: Parkinson, rối loạn trương lực cơ, ngồi không yên và rối loạn vận động muộn. Mỗi loại có các triệu chứng cụ thể, cũng như đặc điểm riêng.

Triệu chứng Parkinson

Rối loạn vận động ngoại tháp bao gồm một số triệu chứng như bệnh Parkinson. Trong đó thường gặp nhất là tình trạng run cứng cơ, chậm vận động và khó giữ thăng bằng.

Triệu chứng

Đặc điểm


Run

  • Khởi đầu ở một bên tay (thường là run ngón cái và ngón trỏ kiểu lăn vê thuốc), sau đó xuống chân cùng bên và sang bên cơ thể đối diện
  • Run cơ miệng dẫn tới cử động môi bất thường.

Đơ cứng cơ

  • Cơ bắp tay chân đơ cứng.
  • Các khớp gặp khó khăn trong co duỗi, cử động.

Chậm vận động

  • Các nhóm cơ bắp toàn thân co cứng dẫn đến vận động chậm chạp.
  • Gương mặt khó biểu lộ cảm xúc, nhai nuốt khó khăn.

Khó giữ thăng bằng

  • Khó giữ thăng bằng khi ở tư thế đứng.
  • Chân không vững, dễ té ngã do nghiêng người.

Ngồi không yên

Triệu chứng ngồi không yên (Akathisia) gây ra cảm giác khó chịu, bồn chồn, không thoải mái khi duy trì một tư thế. Điều này khiến người bệnh phải di chuyển, đi lại hoặc rung chân, đung đưa đùi liên tục. 

Khi mắc Akathisia, người bệnh sẽ luôn trong trạng thái lo lắng, không yên. Từ đó ảnh hưởng tới tâm lý và dẫn đến các vấn đề căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài.

Triệu chứng ngồi không yên gây cảm giác khó chịu, bồn chồn khi duy trì một tư thế

Triệu chứng ngồi không yên gây cảm giác khó chịu, bồn chồn khi duy trì một tư thế

Rối loạn trương lực cơ

Loạn trương lực cơ còn được gọi là phản ứng Dystonic với triệu chứng điển hình là một vùng cơ bắp bất ngờ bị cứng đơ hoàn toàn, sau đó là các cơn co giật bất thường hay giật, xoắn, co thắt không liên tục ở các khối cơ.

Triệu chứng rối loạn trương lực cơ có thể ảnh hưởng đến bất kì nhóm cơ bắp nào. Ví dụ như như các cơ vùng cổ, mặt, lưỡi, hàm hay hô hấp.

Rối loạn vận động muộn

Triệu chứng rối loạn ngoại tháp này dẫn đến hàng loạt cử động giật nhanh, đột ngột và bất thường không thể kiểm soát. Những vị trí xảy ra phổ biến là môi, mặt, cổ, bàn tay và chân.

Rối loạn vận động muộn gây mất khống chế biểu cảm khuôn mặt và các hành động không chủ ý như nhai, chép miệng, phồng má, thậm chí là nhăn mặt cau có.

Rối loạn ngoại tháp dẫn đến các cử động giật nhanh, đột ngột không thể kiểm soát

Rối loạn ngoại tháp dẫn đến các cử động giật nhanh, đột ngột không thể kiểm soát

Hội chứng ngoại tháp có nguy hiểm không?

Khi mắc chứng rối loạn ngoại tháp, người bệnh không gặp nguy hiểm tới tính mạng nhưng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về thể chất, tâm lý và thần kinh. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. 

Về thể chất

Hội chứng ngoại tháp là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng rung hoặc cứng cơ mất kiểm soát. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt và làm việc.

Về thần kinh

Rối loạn ngoại tháp xảy ra do sự tổn thương tế bào thần kinh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng khác như: suy nhược thần kinh, tổn thương não bộ,...

Về tâm lý

Người bệnh rối loạn ngoại tháp, đặc biệt là người lớn tuổi rất dễ bị tổn thương tâm lý. Các triệu chứng do rối loạn ngoại tháp khiến họ không thể tự hoàn thành công việc đơn giản trong cuộc sống. Người bệnh có thể mặc cảm, tự ti, cảm thấy mình trở thành gánh nặng cho con cháu.

Người bệnh rối loạn ngoại tháp thường gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý

Người bệnh rối loạn ngoại tháp thường gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý

Ai dễ mắc rối loạn ngoại tháp?     

Rối loạn ngoại tháp có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Người trẻ tuổi

Số lượng người trẻ khoảng 20 - 40 tuổi mắc hội chứng ngoại tháp đang ngày càng gia tăng. Lý do phổ biến nhất là tác dụng phụ của một số thuốc chống loạn thần. Ngoài ra các loại thuốc kháng Histamin hoặc chống nôn Metoclopramide cũng có thể dẫn tới tình trạng trên.

Những người trẻ từng gặp chấn thương vùng đầu, xuất huyết não cũng có nguy cơ cao mắc rối loạn ngoại tháp. Do đó nếu suất hiện các triệu chứng đã nêu trên, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra chính xác.

Người già

Người già từ 70 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bệnh nhân bị rối loạn ngoại tháp. Bởi ở đối tượng này, các vấn đề thoái hóa thần kinh, xơ cứng động mạch não,... xảy ra phổ biến hơn.

Không chỉ vậy, người lớn tuổi thường có bệnh lý tăng huyết áp lâu ngày hoặc thoái hóa đốt sống cổ. Đây là nguyên nhân chính gây thiếu máu não mãn tính, dẫn tới rối loạn ngoại tháp.

Cách chữa rối loạn ngoại tháp hiệu quả, tránh diễn tiến nặng

Hội chứng ngoại tháp có thể được chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời. Thông thường, người bị hội chứng ngoại tháp thường được điều trị bằng phương pháp Tây y với các loại thuốc đặc trị cho từng triệu chứng của hội chứng ngoại tháp: 

Triệu chứng

Loại thuốc đặc trị

Triệu chứng Parkinson

  • Thuốc kháng Choligernic 
  • Chất chủ vận Dopamine (Levodopa)
  • Thuốc ức chế MAO - B, COMT.
  • Thuốc Amantadine.

Rối loạn trương lực cơ

  • Thuốc kháng Cholinergic (Trihexyphenidyl và Benztropine).
  • Thuốc giãn cơ (Baclofen).

Ngồi không yên

  • Propranolol liều thấp.
  • Thuốc kháng Histamin và Cholinergic (Dimedrol, Atarax, Amitriptyline).
  • Thuốc an thần.

Rối loạn vận động muộn

Đổi các loại thuốc loạn thần có hoạt lực kháng Dopamin thấp hơn.

Dù vậy, thuốc Tây y thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Đó là lý do bạn cần đi khám trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đồng thời nên kết hợp với các thảo dược hỗ trợ như Thiên ma và Câu đằng

Các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất sinh học tự nhiên có trong các thảo dược truyền thống như Thiên ma, Câu đằng đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, giúp tăng cường bảo vệ, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương của các tế bào thần kinh, từ đó điều chỉnh dần những rối loạn chức năng vận động của não bộ, mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị hội chứng ngoại tháp.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hội chứng rối loạn ngoại tháp. Hy vọng rằng qua đó, bạn đã hiểu rõ hơn về biểu hiện, sự nguy hiểm, đối tượng thường mắc và cách chữa trị bệnh lý này. Nếu còn băn khoăn về hội chứng ngoại tháp, bạn hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981 238 218 để được tư vấn.

Xem thêm: 

-   8 nguyên nhân gây run chân tay và cách điều trị hiệu quả

- [Toàn quốc] Người bệnh run tay khám ở đâu tốt?

Link tham khảo: benhviennhitrunguong.gov.vn, dongtay.net.vn, healthline.com, psychvisit.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp