Rung giật cơ khi ngủ có thể xảy ra với hơn 70% dân số. Tuy nhiên, đa số trong số đó sẽ bỏ qua hiện tượng giật cơ này. Vậy rung giật cơ khi ngủ có nguy hiểm không? Nên khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Giật cơ, rung giật tay chân khi ngủ có đáng lo?

Giật cơ, rung giật tay chân khi ngủ có đáng lo?

Chứng rung giật cơ khi ngủ là gì?

Rung giật cơ khi ngủ (hypnagogic jerk) là hiện tượng cơ bắp bị rung giật vô thức trong giai đoạn chuyển giao giữa thức và ngủ. Dễ hình dung hơn, bạn có thể hiểu rung giật cơ khi ngủ là hiện tượng bạn bị giật mạnh khi cơ thể đang dần chìm vào giấc ngủ sâu. Rung giật cơ khi ngủ có thể đi kèm với cảm giác bị hụt chân, bị rơi.

Rung giật cơ khi ngủ có nguy hiểm không?

Rung giật cơ khi ngủ là một hiện tượng thường gặp, lành tính, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu xảy ra thường xuyên, tình trạng này có thể khiến bạn bị kém tập trung, mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hiệu suất làm việc của bạn.

Nguyên nhân gây rung giật cơ khi ngủ

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng rung giật cơ khi ngủ phổ biến như sau:

  • Tập thể dục quá khuya: Tuy là một biện pháp giúp cải thiện sức khỏe. Nhưng, nếu bạn tập thể dục vào giờ quá muộn có thể làm kích thích các múi cơ co giật khi ngủ.
  • Sử dụng các chất kích thích: Cafein, nicotine, một số loại thuốc kích thích khác có thể khiến bạn khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ. Điều này vô tình khiến cho cơn rung giật cơ khi ngủ có tần suất nhiều hơn.
  • Căng thẳng, lo lắng quá mức: Điều này gây áp lực lên hệ thần kinh phản xạ của cơ thể. Khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ hơn và có thể xuất hiện các cơn co giật.
  • Thói quen giấc ngủ không tốt: Thiếu ngủ, thức khuya, ngủ không đúng giờ thường xuyên cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện sự co giật cơ bắp khi ngủ.
  • Tổn thương vùng đầu: Những tai nạn khiến đầu va đập, viêm não, đột quỵ,… là yếu tố nguy cơ khiến cho cơn rung giật cơ khi ngủ dễ xảy ra hơn.
  • Tụt huyết áp: Trường hợp này làm não bộ bị thiếu hụt máu trầm trọng. Đặc biệt, huyết áp thường có xu hướng giảm sâu về buổi tối, làm dễ xảy ra hiện tượng co giật cơ trong khi ngủ.

Chấn thương vùng đầu có thể gây rung giật cơ khi ngủ

Chấn thương vùng đầu có thể gây rung giật cơ khi ngủ

Đôi khi rung giật cơ khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

  • Ở trẻ em: Rối loạn giấc ngủ, Rối loạn chân tay chu kỳ (PLMD), Rối loạn chuyển động nhịp điệu (RMD), Động kinh.
  • Ở người lớn: Hội chứng chân không yên, bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh Huntington.
  • Ở người già: Bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, Bệnh Creutzfeldt-Jakob (CJD).

Cách khắc phục chứng rung giật cơ khi ngủ

Để khắc phục được chứng rung giật cơ khi ngủ, bạn có thể áp dụng 7 cách sau đây:

Hạn chế tập thể dục trước khi đi ngủ

Vận động, tập thể dục có thể giúp bạn duy trì vóc dáng, tăng cường sức khỏe và giúp ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nếu chọn sai khung giờ tập thể dục, điều này có thể khiến bạn bị giật cơ khi ngủ.

Bạn nên tập thể dục ít nhất 2 giờ trước khi đến khi ngủ. Lý tưởng nhất là tập thể dục trước 20h30 mỗi ngày. Sau khoảng thời gian này, cơ thể cần nghỉ ngơi và thư giãn vừa đủ để chuẩn bị vào giấc ngủ.

Không sử dụng chất kích thích vào buổi tối

Một cốc caffe (có chứa 40 mg) có thể mất khoảng thời gian lên đến 5 giờ để chuyển hóa hết trong cơ thể. Do đó, bạn không nên sử dụng caffeine hay các chất kích thích khác 4 – 6 giờ trước khi đi ngủ.

Nếu bạn yêu thích những loại đồ uống có caffeine hoặc các chất kích thích, hãy sử dụng nó vào buổi sáng để giúp ngày làm việc luôn được tỉnh táo.

Tạo thói quen ngủ tốt

Rung giật cơ khi ngủ có thể đến từ thói quen ngủ kém. Do đó, bạn nên thay đổi thói quen này để có giấc ngủ tốt hơn. Để tạo thói quen ngủ tốt, bạn có thể rèn luyện những vấn đề sau đây:

  • Thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày: Giúp đồng hồ sinh học được lập trình tốt hơn.
  • Tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời vào các khung giờ có nhiều vitamin D (trước 9h sáng, sau 4h chiều): Hỗ trợ nhịp sinh học của hoạt động đúng hướng, nồng độ serotonin được cải thiện và có giấc ngủ tốt hơn.
  • Nên đi ngủ trước 23h: Ngủ đúng giờ, trước nửa đêm sẽ giúp cho cơ thể sản xuất, kiểm soát được serotonin đầy đủ, giúp giấc ngủ ngon hơn và không bị rung giật cơ khi ngủ.
  • Ngủ đúng tư thế: Nằm nghiêng sang một bên hoặc nằm ngửa, thẳng lưng là hai tư thế được các bác sĩ y khuyến cáo.

Đi ngủ sớm và ngủ đúng tư thế giúp giảm tình trạng rung giật cơ khi ngủ

Đi ngủ sớm và ngủ đúng tư thế giúp giảm tình trạng rung giật cơ khi ngủ

Lựa chọn bóng đèn phù hợp hoặc tắt đèn

Rất nhiều người có thói quen để đèn sáng khi ngủ. Tuy nhiên các loại ánh sáng nhân tạo là một trong những áp lực vô tình làm rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng đến tâm lý. Từ đó khiến chất lượng giấc ngủ bị sụt giảm.

Do đó, cách tốt nhất là bạn nên tắt các thiết bị chiếu sáng khi ngủ. Nếu bạn bị hội chứng sợ bóng tối, bạn có thể sử dụng loại đèn ngủ có nguồn sáng màu đỏ hoặc vàng, cam mờ sẽ giảm được ảnh hưởng của ánh sáng lên giấc ngủ.

Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống

Khi hạn chế được căng thẳng trong cuộc sống, bạn có thể làm giảm áp lực lên hệ thần kinh của cơ thể, giấc ngủ của bạn cũng sẽ được cải thiện hơn. Để thực hiện được điều này, bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ hơn như:

  • Sắp xếp kế hoạch làm việc phù hợp, cố gắng hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.
  • Thư giãn hợp lý sau ngày dài làm việc.
  • Thực hiện các bài tập thở nhẹ nhàng như 4-7-8, Bhramari Pranayama, bài tập thở cơ hoành, bài tập thở ba phần, Nadi Shodhana Pranayama ... để giải tỏa stress cho cơ thể.

Ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng chất lượng giấc ngủ

Để có được chất lượng giấc ngủ tốt, giảm hiện tượng rung giật cơ khi ngủ, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Ví dụ như:

  • Nên bổ sung các loại thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp cho bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ như ngũ cốc.
  • Sử dụng đồ uống nóng giúp tạo cảm giác an toàn tốt hơn, đem lại giấc ngủ ngon hơn.
  • Nên ưu tiên bổ sung thêm vitamin B1 (chuyển hóa tinh bột, đường giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn), Maggie (giúp thư giãn cơ bắp tự nhiên), Tryptophan (có trong lạc, thịt gà giúp tăng nồng độ Serotonin).
  • Ưu tiên các loại trái cây giàu vitamin, chất xơ.

Bổ sung thêm thực phẩm lành mạnh giúp giảm chứng rung giật cơ khi ngủ

Bổ sung thêm thực phẩm lành mạnh giúp giảm chứng rung giật cơ khi ngủ

Sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ

Người bệnh có thể kết hợp thêm các hoạt chất sinh học thiên nhiên trong các loại thảo dược như Thiên Ma, Câu Đằng để giúp hỗ trợ chứng rung giật cơ khi ngủ. Đây là hai loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng giúp an thần tốt, trẫn tĩnh, giảm chứng rung giật cơ khi ngủ hiệu quả.

Nếu chứng rung giật cơ khi ngủ xảy ra thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm khi áp dụng các cách trên, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và thăm khám chi tiết.

Hy vọng những thông tin trong bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giảm được hiện tượng rung giật cơ khi ngủ, có được giấc ngủ ngon hơn. Nếu còn băn khoăn, bạn hãy gọi tới hotline  0981 238 218 để được chuyên gia tư vấn

Xem thêm: 

- [Toàn quốc] Người bệnh run tay khám ở đâu tốt?
- Hiểu sâu về các nhóm thuốc điều trị run tay chân

Tham khảo:  verywellhealth.com, universityhealthnews.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp