Thuật ngữ “rung giật cơ” (Myoclonus) được sử dụng để chỉ tình trạng cơ co giật. Rung giật cơ toàn thân hoặc một phần có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy cụ thể các bệnh lý này là gì? Bạn cần làm gì để điều trị và hạn chế chứng rung giật cơ? Hãy cùng giải đáp ngay.

Rung giật cơ là gì và ai có thể bị?

Rung giật cơ là hiện tượng cơ bị co giật, lắc hoặc co thắt đột ngột, không tự chủ trong thời gian ngắn, nhanh và không thường xuyên. Đây không phải là bệnh lý mà có thể là dấu hiệu, biểu hiện của một bệnh khác.

Ở người bị rung giật cơ, cơ có thể căng/co lại (rung giật cơ dương tính) hoặc sẽ bị giãn ra (rung giật cơ âm tính). Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như miệng, mặt, tay, bắp chân… đôi khi nghiêm trọng đến mức cản trở việc ăn uống, nói chuyện và đi lại của bệnh nhân.

Tỷ lệ mắc bệnh rung giật cơ ở nam và nữ là tương đương nhau. Ngoài ra, những người có bố mẹ, ông bà từng có chứng rung giật cơ sẽ làm tăng nguy cơ bị chứng này cao hơn.

Rung giật cơ thường diễn ra nhanh chóng và người bị thường bỏ qua nó

Rung giật cơ thường diễn ra nhanh chóng và người bị thường bỏ qua nó

Nguyên nhân gây ra hiện tượng rung giật cơ

Rung giật cơ có thể xảy ra do các nguyên nhân sinh lý như mỏi cơ, ngủ quá ít, luyện tập quá nhiều, sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh lý sau:

  • Rối loạn não (giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não), tủy sống (hệ thần kinh trung ương).
  • Động kinh rung giật cơ: Bệnh lý này thường khởi phát vào tuổi dậy thì. Đa số sẽ phải sử dụng thuốc để kiểm soát, trị liệu suốt đời nếu chẳng may bị phải.
  • Bệnh lý Parkinson, Alzheimer, Huntington: Rung giật cơ là một trong những biểu hiện của bệnh Parkinson, bệnh mất trí nhớ Alzheimer hoặc múa giật Huntington. Nếu bạn không được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi có hiện tượng co giật cơ, bạn có thể gặp các hậu quả nguy hiểm như sa sút trí tuệ, run tay chân, rối loạn vận động, mệt mỏi, trầm cảm, giảm khứu giác…
  • Hội chứng Lennox – Gastaut: Khởi phát từ nhỏ, có thể gây ra các cơn co giật toàn thân, động kinh vắng ý thức hoặc động kinh nhược cơ. Đặc biệt, các cơn giật cơ sẽ xảy ra mạnh mẽ ở vai, bắp tay, cổ…
  • Động kinh tiến triển: Đây là bệnh lý khá khó điều trị, thường có diễn tiến xấu dần theo thời gian.
  • Động kinh không tiến triển: Là bệnh lý liên quan đến rối loạn tâm thần kinh.

Nguyên nhân gây rung giật cơ hiếm gặp hơn là từ các chấn thương dây thần kinh ngoại biên, do nhiễm trùng, chấn thương tủy sống, đầu, đột quỵ, suy thận, gan, nhiễm độc hóa chất, có khối u não, não thiếu oxy, rối loạn chuyển hóa hoặc tác dụng của một số loại thuốc.

Rung giật cơ được chẩn đoán như thế nào?

Triệu chứng rung giật cơ có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng để xác định được nguyên nhân, cần áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu như là:

  • Điện cơ (EMG): Đo hoạt động điện của cơ, dây thần kinh.
  • Ghi điện não đồ (EEG): Theo dõi hoạt động điện trong não (kiểm tra động kinh).
  • Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu: Tìm hiểu về dấu hiệu bệnh lý, nhiễm trùng, di truyền.
  • Nghiên cứu điện thế gợi: Kích thích xúc giác, thị giác, thị giác để kiểm tra phản xạ, theo dõi hoạt động của não, tủy sống, thân não.
  • Chụp cắt lớp vi não (CT-Scan)/cộng hưởng từ não (MRI): Xác định các dấu hiệu bất thường hoặc đặc điểm động kinh, chấn thương, khối u, đột quỵ, nhiễm trùng.

Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm di truyền, xét nghiệm máu, nước tiểu để loại trừ các nguyên nhân do di truyền, bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh gan thận, (thuốc, chất độc…).

Qua điện não đồ có thể chẩn đoán được rung giật cơ

Qua điện não đồ có thể chẩn đoán được rung giật cơ

Điều trị rung giật cơ như thế nào?

Rung giật cơ sinh lý sẽ tự hết mà không cần chữa, nhưng nếu triệu chứng này xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì cần áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:

Sử dụng thuốc điều trị

Đây là phương pháp thường được áp dụng trong giai đoạn đầu để làm giảm triệu chứng. Những loại thuốc được sử dụng có thể là Clonazepam (thuốc an thần), barbiturat, levetiracetam (thuốc chống co giật), phenytoin, valproate, primidone.

Khi sử dụng các thuốc này, bạn có thể thấy buồn ngủ, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt. Nếu các tác dụng phụ này nghiêm trọng, bạn hãy báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định liệu pháp nội tiết tố để cải thiện được khả năng đáp ứng của thuốc (đối với trường hợp có sử dụng thuốc tăng huyết áp).

Bổ sung 5-hydroxytryptophan (5-HTP)

5-HTP là tiền chất có khả năng tăng kích thích serotonin hóa học (chất dẫn truyền thần kinh) giúp cải thiện các triệu chứng của rung giật cơ. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt chất này không ổn định, có thể có tác dụng với bệnh nhân này nhưng không đáp ứng với bệnh nhân khác.

Tiêm độc tố botulinum

Phương pháp này thường được áp dụng khi người bệnh bị rung giật cơ khu trú ở 1 vùng. Thông qua việc ngăn chặn việc giải phóng các chất truyền tin gây co thắt cơ, botulinum sẽ giúp giảm triệu chứng co giật cơ.

Phẫu thuật não

Nếu bệnh nhân bị rung giật cơ do có khối u hoặc tổn thương ở não, tủy sống gây ra, phẫu thuật não sẽ là một lựa chọn điều trị.

Kích thích não sâu (DBS)

Một số trường hợp giật cơ, rối loạn vận động không đáp ứng với thuốc sẽ được áp dụng phương pháp kích thích não sâu. Tuy nhiên do chưa có nhiều bằng chứng về hiệu quả nên phương pháp này vẫn chưa được áp dụng quá rộng rãi.

Chứng rung giật cơ có thể được điều trị bằng kích thích não sâu

Chứng rung giật cơ có thể được điều trị bằng kích thích não sâu

Cách hạn chế rung giật cơ không dùng thuốc

Để cải thiện tình trạng rung giật cơ, bạn cần thay đổi lối sống, sinh hoạt để hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh. Bao gồm:

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc (6 – 8 tiếng/ngày), không thức khuya.
  • Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống bằng các biện pháp như yoga, thiền, thái cực quyền,…
  • Thường xuyên hoạt động thể lực, lưu ý chỉ nên thực hiện các bài tập vừa sức, tránh quá sức.
  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, vitamin B, canxi. Bổ sung thực phẩm có nhiều Magie như các loại đậu đỗ, lá cây màu xanh đậm, đậu nành,… Một số phương pháp điều trị có bao gồm chế độ ăn ketogenic (ít carbohydrate, nhiều chất béo, đủ protein) cũng có thể áp dụng cho người bị rung giật cơ.
  • Hạn chế việc sử dụng các chất có thể kích thích lên hệ thần kinh như caffeine, cocaine,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược như Thiên ma, Câu đằng,… Những loại thảo dược này có tác dụng tốt trong việc trấn kinh, bình cản, giảm tình trạng run chân tay, đầu cổ, đi đứng run rẩy,… Từ đó cải thiện được chứng rung giật cơ.

Trên đây là thông tin liên quan đến chứng rung giật cơ. Ngay từ khi mới khởi phát các cơn rung giật cơ đầu tiên, bạn nên tiến hành thăm khám ngay với bác sĩ để có thể tìm ra được bệnh lý tiềm ẩn, bảo vệ được sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm: 

- [Toàn quốc] Người bệnh run tay khám ở đâu tốt?
- Hiểu sâu về các nhóm thuốc điều trị run tay chân

Tham khảo:

https://www.ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Myoclonus-Fact-Sheet

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/15301-myoclonus-muscle-twitch

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/myoclonus/diagnosis-treatment/drc-20350462

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp