Chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông Y là phương pháp đang được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài và phù hợp với nhiều dạng bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết các phương pháp đông y chữa rối loạn thần kinh thực vật hiện nay để giúp bạn chọn ra cách tốt nhất cho mình.

Đông y chữa rối loạn thần kinh thực vật

Đông y chữa rối loạn thần kinh thực vật

Chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng trị liệu Đông Y

Hiện nay có 2 phương pháp trị liệu Đông y cho bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường được áp dụng, đó là bấm huyết, xoa bóp và dùng thảo dược Đông Y

Bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật

Bấm huyệt chữa rối loạn thần kinh thực vật là phương pháp sử dụng thuật bàn tay xoa, day, bấm, miết nhằm tạo ra tác động vật lý lên các huyệt đạo trên cơ thể người. 

Đối với bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bấm huyệt có tác dụng:

  • Khai thông khí huyết ứ trệ, tăng cường lưu thông máu, phục hồi chức nằng lục phủ ngũ tạng.
  • Khôi phục sự cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm
  • Tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, giảm căng thẳng.

Để thực hiện phương pháp này, chuyên gia sẽ tiến hành xoa, miết, day, bấm tại các huyệt cụ thể như sau:

Huyệt đạo

Vị trí

Tác dụng

Hợp cốc

Trung điểm xương bàn tay 

Tăng cường máu đến cơ quan trung ương, tay và chân

Dương lăng tuyền

Ở chỗ lõm phía đầu xương mác

Mạnh gân cốt, thư cân mạch

Khúc trì

Ngoài khuỷu tay

Củng cố sức mạnh gân cơ

Phong trì

Phía sau tai, chỗ hỏm chân tóc

Thông lợi cơ khớp

Bạch hội

Đỉnh điều, hội huyệt các kinh dương

Chữa suy nhược thần kinh, tăng cường máu lên não và chân tay

Bát tà

Chính giữa kẻ của 10 ngón tay nơi có lằn chủ, tiếp giáp da mu và da bàn tay

Chữa tê run các ngón tay, liệt các ngón do trúng phong.

Xoa bụng chữa rối loạn thần kinh thực vật

Xoa bụng là bí quyết khỏe mạnh và trường thọ của rất nhiều chuyên gia Đông y Trung Quốc. Kiên trì xoa bụng không chỉ giúp nhịp thở đều đặn, nhẹ nhàng hơn mà còn thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh não bộ, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp thư giãn nếu thần kinh bị căng thẳng.

Cách xoa bụng chữa rối loạn thần kinh thực vật như sau:

  • Bước 1: Nằm ngửa một cách thoải mái, hít sâu, đặt tay phải ở trên rốn, tay trái đè lên tay phải và tạo lực ấn nhẹ.
  • Bước 2: Lấy rốn làm trung tâm, xoa ngược chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài, liên tục 36 lần.
  • Bước 3: Đổi tay và thực hiện với bên còn lại.

Mỗi ngày bạn nên thực hiện ngày 2 lần (buổi sáng khi vừa thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ), mỗi lần 10 đến 30 phút, tốc độ nên chậm và đều (20-30 vòng/phút).

Xoa bụng cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Xoa bụng cũng là phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh thực vật 

Các phương pháp này chỉ đạt hiệu quả với người bệnh nhẹ, mới mắc. Những trường hợp nặng, kéo dài lâu năm có biến chứng thì cách chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông Y trị liệu chỉ mang tính chất hỗ trợ. Người bệnh cần kết hợp sử dụng thêm thuốc Đông Y để giúp quá trình điều trị có hiệu quả hơn. 

Xem thêm:  Điểm danh các cách chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Các vị thuốc thảo dược Đông Y chữa rối loạn thần kinh thực vật

Thảo dược Đông y (thuốc Nam) có tác dụng phục hồi tổn thương và ổn định dẫn truyền của hệ thần kinh thực vật. Trong đó điển hình phải kể đến các thảo dược như:

Thiên ma (Gastrodia elata Blume)

Thiên ma còn được gọi là Xích tiễn, Định phong thảo. Đây là một loài thực vật không có chất diệp lục, toàn thân màu đỏ trông như mũi tên, rể thẳng đứng, lá hình vẩy cá. Bộ phận thường dùng làm thuốc là củ. 

Theo Dược điển Việt Nam, Thiên ma có tác dụng bình can, trừ phong, chống co giật. Theo nghiên cứu y học hiện đại: Thiên ma làm trấn tĩnh, giảm căng thẳng lo âu, phục hồi tích cực sự tổn thương của các tế bào thần kinh, thông qua việc điều hòa chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm stress oxy hóa và chống viêm hiệu quả.

Nhờ đó, vị thảo dược này giúp bảo vệ và phục hồi tổn thương thần kinh ở người bị rối loạn thần kinh thực vật.

Câu đằng (Uncaria Rhynchophylla)

Theo Dược điển Việt Nam, Câu đằng có tác dụng trấn tĩnh nhưng không gây ngủ. Có thể giảm tính hưng phấn của vỏ não.

Nghiên cứu tại Trường Đại học Y Trung Hoa đã chứng minh rằng Câu đằng có tác dụng chống co giật, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh.

Một nghiên cứu của bác sĩ Chung-Hsiang Liu cho thấy: sau 6 tuần uống Câu đằng, các cơn co giật đã bị suy yếu đáng kể. Các nhà khoa học cho rằng trong Câu đằng có chứa một số axit amin và peptide, có thể giống như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh. 

Thân và rễ Câu đằng có chứa gần 30% Rhynchophyllin. Đây là hoạt chất có tác dụng giảm huyết áp, ức chế thần kinh giao cảm. Nhờ đó, sử dụng Câu đằng có thể giúp giảm các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, đặc biệt là tim đập nhanh, tay chân run, khó thở, hồi hộp.... 

Các thầy thuốc thường phối hợp Thiên ma và Câu đằng để nâng cao hiệu quả giúp giảm triệu chứng run tay chân, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật.

Câu đằng chứa chất Rhynchophullin giúp ức chế thần kinh giao cảm hiệu quả

Câu đằng chứa chất Rhynchophullin giúp ức chế thần kinh giao cảm hiệu quả

Xà sàng tử (Cnidium monnieri (L.) Cuss)

Có tác dụng chống viêm, chống thoái hóa tế bào thần kinh thông qua cơ chế điều chỉnh kênh Ca2+ và giảm stress oxy hóa. 

Nghiên cứu còn cho thấy, Xà sàng tử còn có tác dụng sản sinh ra GABA. Đây là một acid amin cần thiết giúp phục hồi các tế bào thần kinh não bị tổn thương, nhờ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.

Viễn chí (Radix Polygalae)

Viễn chí có tên Đông Y là Khổ viễn chí (Trấn Nam Bản Thảo), viễn chí nhục,... Nó có vị đắng, tính ấm hơi cay, không có độc qui vào kinh Tỳ, Can, Thận, Tâm. 

Nghiên cứu từ chiết xuất gốc Tenuigenin của Viễn chí cho thấy đây là hợp chất tốt cho não bộ, trí nhớ và khả năng tập trung. Do vậy loại thảo dược này được dùng để điều trị các bệnh như mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật

Nếu bạn đang phân vân không biết cây thuốc nào tốt nhất cho chứng rối loạn thần kinh thực vật của mình, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số  0981 238 218 để được tư vấn

Rễ cây nữ lang (Valeriana officinalis L)

Theo nghiên cứu, não bộ chúng ta có khả năng sản xuất GABA. Tuy nhiên quá trình này sẽ được thúc đẩy nhanh chóng hơn nếu sử dụng rễ cây nữ lang. Tác dụng của loại thảo dược này bao gồm:

  • Tăng cường sức khỏe thần kinh.
  • Cải thiện chứng rối loạn thần kinh thực vật.
  • Giúp an thần, giảm đau và chống co thắt. 
  • Tăng lượng lưu thông máu, chống rối loạn nhịp tim.

Hợp hoan bì (Albizia Julibrissin)

Đây là vỏ của cây Hợp hoan- loại cây cảnh nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Á. Loại thảo dược này có vị ngọt, tính bình. Y học cổ truyền ghi nhận Hợp hoan bì có tác dụng an thần, trấn tịnh, cải thiện não bộ làm thư giản thần kinh,...

Hợp hoan bì là loại thảo dược có tác dụng an thần, cải thiện trí nhớ tốt cho con người

Hợp hoan bì là loại thảo dược có tác dụng an thần, cải thiện trí nhớ tốt cho con người

 

Thành phần hóa học chính của hợp hoan bì là Saponin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa, nâng cao khả năng của hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, Saponin còn giúp người bệnh phục hồi trí nhớ, giảm nguy cơ bị ung thư cực kỳ hiệu quả.

Tốt nhất, nên sử dụng các bài thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ điều trị có kết hợp nhiều loại thảo dược để làm tăng hiệu quả. Đặc biệt, nên lựa chọn các thảo dược đã có nhiều nghiên cứu chứng minh về tác dụng trên hệ thần kinh, ổn định rối loạn thần kinh thực vật như Thiên ma, Câu đằng.

Một số bài thuốc Đông y chữa rối loạn thần kinh thực vật

Theo y học cổ truyền, rối loạn thần kinh thực vật gồm 3 thể: thể tâm huyết hư, thể âm hư hỏa vượng và thể dương hư. Theo lương y Đình Thuấn , tương ứng với 3 thể này  sẽ có các bài thuốc chủ trị như sau:

Bài 1: Trị tâm huyết hư

Một thang bao gồm: Đẳng sâm (12g), Hoàng kỳ (12g), Bạch truật (12g), Táo nhân (8g), Đại táo (8g), Đương quy (8g), Viễn chí (8g), Mộc hương (6g), Long nhãn 8g, phục linh (8g). Mỗi ngày 1 thang, sắc chia 3 lần uống.

Bài thuốc này dành cho người bệnh rối loạn thần kinh thực vật có các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, ngủ không ngon giấc (trằn trọc, hay nằm mơ)... 

Bài 2: Trị âm hư hỏa vượng

Một thang bao gồm: Thiên môn (12g), Thục địa (12g), Thạch hộc (12g), hạt sen (12g), Mạch môn (12g), Huyền sâm 12g, Hà thủ ô (12g), Bố chính sâm (12g), Bá tử nhân (12g), Táo nhân (8g). Sắc uống mỗi ngày 1 thang chia làm 3 lần.

Bài thuốc này dành cho người bị rối loạn thần kinh chức năng gây tăng huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh, nóng lòng bàn tay bàn chân, đỏ mặt...

Bài 3: Trị dương hư

Một thang bao gồm: Hoài sơn 16g, Thục địa 12g, hạt sen (12g), Phụ tử (8g), Táo nhân (8g), Liên nhục (8g), Trạch tả (8g), Nhục quế (7g). Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài thuốc này dành cho người bị rối loạn thần kinh thực vật gây triệu chứng tim đập hồi hộp, đau lưng mỏi gối, lạnh chân tay, ăn ngủ kém, tiểu nhiều,...

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ các phương pháp chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông Y. Tin rằng với sự kết hợp khéo léo cùng phác đồ điều trị theo Tây y, triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật của bạn sẽ sớm được cải thiện.

Xem thêm: Các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật an toàn, đúng cách

Tham khảo: suckhoedoisong.vn, ncbi.nlm.nih.gov, pubmed

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp