Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh lý có nguyên nhân phức tạp và khó điều trị. Mặc dù vậy, việc sử dụng thuốc rối loạn thần kinh thực vật sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bị rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì mới tốt?

Bị rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì mới tốt?

Các nhóm thuốc rối loạn thần kinh thực vật thường dùng

Dựa vào mục đích sử dụng, các loại thuốc điều trị rối loạn thần kinh thực vật được chia thành 2 nhóm: thuốc điều trị căn nguyên gây bệnh và thuốc điều trị triệu chứng, cụ thể như sau:

Thuốc điều trị căn nguyên

Chìa khóa chính trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật là tìm ra và khắc phục từ nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu nguyên nhân là do biến chứng của bệnh tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết bằng các thuốc tiểu đường sẽ là phương pháp điều trị chính. Kiểm soát tốt đường huyết sẽ giúp phục hồi và tái tạo các dây thần kinh bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra. 

Điều quan trọng nhất là bạn cần đi khám để xác định được đúng căn nguyên, như vậy bác sĩ mới chọn được loại thuốc phù hợp nhất.

Nếu bạn đang loay hoay trong việc lựa chọn các loại thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp.

 

Thuốc điều trị triệu chứng

Tùy thuộc vào các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc rối loạn thần kinh thực vật với các thuốc như nhóm chẹn beta, thuốc an thần, thuốc huyết áp, thuốc nhuận tràng,... Cụ thể như sau:

Triệu chứng

Thuốc điều trị

Tác dụng của thuốc

Rối loạn lo âu, trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm

(prozac, paxil, tofranil, effexor, lexapro…)

Ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm, giúp giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm.

Run tay chân, tim đập nhanh

Thuốc chẹn beta (propranolol, metoprolol)

Giúp giảm nhịp tim, giảm triệu chứng run tay chân bằng cách điều hòa các hormone của hệ thần kinh giao cảm

Thuốc an thần nhẹ (tofisopam

Giảm lo âu, hồi hộp, giảm căng thẳng

Táo bón



 

Thuốc nhuận tràng (chẳng hạn docusate, lactulose,  polyethylene glycol)

Làm giảm sức căng bề mặt và khiến nước dễ thấm vào khối phân, từ đó giúp phân mềm và dễ tống xuất ra ngoài hơn.

Đầy hơi, trướng bụng

Domperidone (Motilium)

 

Metoclopramide

Giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn, giảm đầy bụng bằng cách kích thích sự co bóp của đường tiêu hóa. Thuốc này có thể gây buồn ngủ nên không được khuyên dùng lâu dài.

Tiêu chảy

Thuốc kháng sinh (Erythromycin)

Thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy bằng cách ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột.

Thuốc cầm tiêu chảy

Giúp giảm triệu chứng tức thì.

Rối loạn cương dương

Avanafil (Stendra)

 

Sildenafil (Viagra)

 

Tadalafil (Cialis)

 

Vardenafil (Levitra, Staxyn)

Giúp dễ dàng đạt được và duy trì độ cương cứng. 

 

Các tác dụng phụ có thể xảy ra: Tụt huyết áp, nhức đầu nhẹ, nóng bừng, đau bụng và thay đổi thị lực.

Nếu có tiền sử bệnh tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ hoặc huyết áp cao, hãy thận trọng khi sử dụng những loại thuốc này. 

Khô âm đạo

Chất bôi trơn âm đạo

Để giảm khô, đau rát âm đạo.

Hạ huyết áp tư thế đứng

Fludrocortisone

Giúp cơ thể giữ muối để duy trì lượng máu và huyết áp ổn định.

Droxidopa (Northera)

Midodrine (Orvaten)

Làm tăng huyết áp bằng cách làm co các tiểu động mạch. Các thuốc này có thể gây huyết áp cao khi nằm.

Pyridostigmine (Mestinon)

Giúp giữ huyết áp ổn định khi đứng.

Tiểu không tự chủ

Mirabegron 

Oxybutynin

Tamsulosin

Tolterodine

Làm thư giãn các cơ bàng quang hoạt động quá mức, cải thiện triệu chứng tiểu tiện không tự chủ (tiểu són).

Bí tiểu

Bethanechol

Kích thích sự co bóp của bàng quang, giúp cho việc tiểu tiện dễ dàng hơn.

Đổ nhiều mồ hôi

Glycopyrrolate

Có tác dụng làm giảm tiết mồ hôi bằng cách ngăn ngừa sự kích thích của thần kinh giao cảm tới tuyến mồ hôi.

Các loại thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, sau khi đã được thăm khám. 

Lưu ý khi dùng thuốc rối loạn thần kinh thực vật

Bất kỳ loại thuốc nào khi đưa vào cơ thể cũng tiềm ẩn tác dụng phụ đối với sức khỏe. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc tây y chữa rối loạn thần kinh thực vật, bần cần ghi nhớ những điều sau đây:

  • Uống thuốc đúng liều lượng và đúng chỉ định của bác sĩ, thông tự ý ngưng sử dụng hoặc tăng/giảm liều
  • Ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy (trước khi ra khỏi giường), để tránh bị hạ huyết áp tư thế đứng
  • Tránh ăn quá no, thay vào đó nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh bị đầy trướng bụng.
  • Dùng thêm các thảo dược Đông Y có tác dụng phục hồi tổn thương thần kinh, ổn định dẫn truyền của hệ thần kinh thực vật. Bạn có thể tham khảo Thiên ma - Câu đằng, đây là 2 thảo dược đã được chứng minh là có khả năng thiết lập lại sự cân bằng của hệ giao cảm và phó giao cảm, nhờ đó giúp hỗ trợ làm giảm run tay chân, hồi hộp một cách hiệu quả.

Thiên ma và Câu đằng hỗ trợ giảm run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật

Thiên ma và Câu đằng hỗ trợ giảm run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật

Xem thêm: Điểm danh các cách chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả 

Trên đây là các loại thuốc rối loạn thần kinh thực vật tiêu biểu và thường được sử dụng. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn về cách chữa căn bệnh này, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm:   Tổng hợp các cách chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông Y

Tham khảo: mayoclinic.org, my.clevelandclinic.org, vumc.org, ncbi.nlm.nih.gov, merckmanuals.com, hoithankinhhocvietnam.com.vn

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp