Rung chân khi ngồi là một thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp tình trạng rung chân trong vô thức và không kiểm soát được, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ thống thần kinh, tuyến giáp…

Bài viết sau có thể giúp bạn dự đoán được tình trạng rung chân của bạn có phải là bệnh lý nguy hiểm gì không và cách để giảm rung chân hiệu quả.

Chân rung, giật cơ là bệnh gì và chữa thế nào?

Chân rung, giật cơ là bệnh gì và chữa thế nào?

Hiện tượng rung chân là gì?

Rung chân (run chân) là hiện tượng chân xuất hiện các cơn co giật cơ bắp liên tục với tần số cao, không thể kiểm soát được. Rung chân được xem là một trường hợp rối loạn vận động phổ biến, thường xảy ra nhiều hơn đối với lứa tuổi từ trung niên đến người già. Tuy nhiên, nó có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Rung chân có nguy hiểm không?

Sự nguy hiểm của tình trạng rung chân sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây run và tuổi khởi phát bệnh.

Rung chân sinh lý thường không nguy hiểm đến tính mạng chỉ là gây phiền toái tới sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày. Nhưng rung chân bệnh lý như rung chân do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, do thoái hóa tiểu não hay Parkinson, người bệnh có thể dễ gặp nguy hiểm hơn.

Trên thực tế, bệnh Parkinson ngoài triệu chứng run chân, tay còn đi kèm thêm các triệu chứng khác như vận động chậm, cứng đờ cơ bắp, không thể tự giữ thăng bằng,… Nếu không điều trị kịp thời, chỉ sau 5 – 10 năm, chứng rung chân do Parkinson có thể khiến người bệnh giảm khả năng vận động, khó giữ thăng bằng, dễ té ngã.

Nguyên nhân của rung chân gì?

Run chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn tiểu não, run vô căn, loạn trương lực cơ… Với mỗi bệnh gây run lại có đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:

Run do tiểu não hoặc vận động tự ý

Nguyên nhân này có thể gây run ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, trong đó có rung chân. Cơn rung do tiểu não thường xuất hiện khi bạn chủ động thực hiện động tác nào đó.

Ví dụ như chuyền bóng, bạn không thể đưa chân đến được vị trí bóng chính xác, càng cố hiện tượng rung chân càng mạnh. Hoặc có tư thế đi loạng choạng và không thể đi thẳng.

Run loạn trương lực

Xuất hiện ở những người đang bị rối loạn trương lực cơ. Đối với nguyên nhân này, bạn có thể uống thuốc để giúp làm giảm hiện tượng rung chân.

Loạn trương lực cơ là một trong những nguyên nhân gây rung chân

Loạn trương lực cơ là một trong những nguyên nhân gây rung chân

Run vô căn

Nguyên nhân này có nghĩa là rung chân không xuất phát từ yếu tố, vấn đề cụ thể nào. Ngoài chân thì những bộ phận khác cũng có thể bị ảnh hưởng và run theo, ví dụ như tay, lưỡi, giọng nói…

Run do tư thế đứng

Trong một số trường hợp, khi đứng lên đột ngột có thể gây ra tình trạng rung chân. Thông thường, nếu xuất phát từ nguyên nhân này, có thể người bệnh đang có vấn đề dị cảm ở chân, thường có cảm giác bị chuột rút. Tuy nhiên, đối với run do tư thế đứng thường không thể nhận thấy ngay mà cần xem xét qua điện tâm đồ.

Run do bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson thường có triệu chứng rung chân tay do Pamine – chất dẫn truyền thần kinh trong não bị thiếu hụt. Cơn run thường xảy ra với biên độ nhỏ nhưng tần số cao. Xuất hiện khi bệnh nhân nghỉ hoặc nằm. Bện này cũng gây ra một số triệu chứng khác như cứng cơ, vận động chậm, thay đổi tư thế hoặc động tác khó khăn.

Hội chứng chân không yên (RLS)

Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên đến nay chưa rõ. Ngoài yếu tố di truyền, hội chứng này còn thường gặp ở người bệnh đái tháo đường bị tổn thương thần kinh, ở phụ nữ mang thai hoặc các trường hợp thiếu hụt chất dinh dưỡng (thiếu sắt).

Các yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra hội chứng này bao gồm: suy thận, bệnh parkinson, bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số thuốc điều trị có thể làm xuất hiện hội chứng chân không yên như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống dị ứng, thuốc chẹn Canxi (điều trị bệnh tăng huyết áp)

Rung chân do hội chứng chân không yên có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh phải thức giấc vì chân co giật liên hồi. Khi hiện tượng rung chân xuất hiện, người bệnh buộc phải di chuyển liên tục để tránh cảm giác đau, bỏng rát, ngứa ran.

Run sinh lý

Thường xảy ra ở những người khỏe mạnh. Là tình trạng rung chân xảy ra khi có mặt của các yếu tố stress khác. Ví dụ như lo lắng, mệt mỏi, thiếu ngủ, đang cai rượu, sử dụng các chất kích thích như caffeine, cocaine…

Rung chân sinh lý chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự hết

Rung chân sinh lý chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự hết

Một số nguyên nhân khác ví dụ như quá tập trung, di truyền, tác dụng phụ của một số loại thuốc, cường giáp, tăng động giảm chú ý (ADHD), đa xơ cứng (MS), các loại tổn thương thần kinh khách như chấn thương, xuất hiện khối u, tiểu đường,…

Các biểu hiện cần lưu ý của chứng rung chân

Khi chứng rung chân đi kèm thêm một số biểu hiện khác, có thể bạn sẽ cần lưu ý và thăm khám ngay với bác sĩ để được chẩn đoán:

Dấu hiệu bệnh Parkinson: Rung chân kèm đi lại, cử động chậm chạp, cứng các khớp chân, tay, mất cân bằng cơ thể, khó nhai và nuốt, các khi khó phối hợp với nhau, phát âm, nói khó khăn.

Dấu hiệu tổn thương thần kinh: Rung chân kèm đau chân, ngứa, có cảm giác kim chân tại chân. Chân nóng, tê bì.

Dấu hiệu bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ: Rung chân kèm hành động không suy nghĩ, không tập trung, quá hiếu động hoặc vận động quá mức (nói và chạy nhảy liên tục).

Dấu hiệu đa xơ cứng: Rung chân kèm tê, yếu một phần cơ thể, nhìn đôi, mất thị lực, mệt mỏi, chóng mặt, gặp vấn đề về bàng quang, tiết niệu, nói nhịu (ngọng).

Nếu rung chân kèm theo các triệu chứng khác, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám

Nếu rung chân kèm theo các triệu chứng khác, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám

Chẩn đoán rung chân như thế nào?

Để chẩn đoán được rung chân có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào không, các bác sĩ có thể thực hiện những nghiệp vụ sau:

Khám thần kinh: Kiểm tra về phản xạ của gân, sức mạnh cơ bắp, giai điệu của cơ bắp. Thử khả năng cảm nhận cảm giác của chân. Xem xét về tư thế, cách đi.

Thực hiện xét nghiệm nước tiểu, máu: Nếu nghi ngờ rung chân là biểu hiện của các bệnh lý như bệnh tuyến giáp, phản ứng phụ khi sử dụng thuốc.

Thực hiện một số xét nghiệm khác: CT Scan, EMG, quét MRI,…

Các cách để điều trị rung chân

Việc điều trị rung chân sẽ dựa vào nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, sẽ bao gồm những biện pháp sau.

Điều trị bằng thuốc

Một số thuốc được sử dụng để điều trị rung chân có thể kể đến như:

  • Thuốc chẹn beta: Kiểm soát rung.
  • Levodopa, Dopamine, Benzodiazenpin (chất chủ vận): Giảm triệu chứng rung chân không ngừng nghỉ.
  • Sử dụng các loại thuốc cải thiện dẫn truyền thần kinh nếu chứng rung chân có nguyên nhân từ bệnh Parkinson.

Kích thích não sâu (DBS)

Phẫu thuật mở đồi thị, kích thích não sâu sẽ được sử dụng để điều trị với các trường hợp run, rung giật nặng do bệnh parkinson không đáp ứng với thuốc điều trị. Kích thích não sâu/phẫu thuật sẽ được thực hiện với một hoặc cả hai bên nếu thấy cần thiết.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Ngoài hai phương pháp điều trị trên, bạn cũng có thể thực hiện thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để giúp cải thiện tình trạng rung chân. Cụ thể như sau:

  • Cai rượu, thuốc lá và nên hạn chế dung nạp các chất caffeine, cocaine (café, trà).
  • Ăn đầy đủ chất, tăng cường thêm các loại thực phẩm giàu vitamin, các loại khoáng chất như sắt, magie, kali,…
  • Luyện tập thể dục đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng, không tập khi gần đến giờ đi ngủ.
  • Luyện tập các thói quen ngủ tốt như ngủ - thức dậy cùng một giờ, không thức khuya, nằm đúng tư thế khi ngủ,…

Thay đổi lối sống lành mạnh giúp có thể cải thiện chứng rung chân

Thay đổi lối sống lành mạnh giúp có thể cải thiện chứng rung chân

Kết hợp với loại thảo dược thiên nhiên làm giảm rung

Để có thể thuyên giảm được chứng Rung chân khó chịu, bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể kết hợp thêm những thảo dược trong y học truyền thống như Thiên Ma, Câu Đằng.

Hai thảo dược này đều đã được chứng minh có tác dụng tốt về trấn tĩnh, an thần và gián tiếp hỗ trợ tăng chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Từ đó giúp người bệnh giảm được các chứng rung giật, trong đó có rung chân.

Hiện tượng rung chân do các bệnh lý có thể sẽ cần phải điều trị trong thời gian dài. Hy vọng với bài viết chia sẻ hôm nay, bạn đã hiểu và kiểm soát được chứng rung chân của mình. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ trong trường hợp chứng rung chân nặng hơn và không kiểm soát được.

Xem thêm:

-  [Toàn quốc] Người bệnh run tay, run chân khám ở đâu tốt?

Tham khảo: medicalnewstoday.com, nhs.uk, ibcces.org, msdmanuals.com

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp