Rối loạn thần kinh thực vật là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng run tay chân, tim đập nhanh, khó thở, hồi hộp… ở lứa tuổi trẻ, thanh niên. Căn bệnh này do nguyên nhân nào gây ra, có nguy hiểm không và có chữa dứt điểm được hay không? Cùng tìm hiểu nhanh trong bài viết sau đây!

Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh gì?

Rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) là bệnh xảy ra khi hệ thần kinh thực vật kiểm soát các chức năng tự động của cơ thể bao gồm huyết áp, nhịp tim, tiêu hóa, mồ hôi, tình dục… bị rối loạn.

Hệ thần kinh thực vật bao gồm hệ giao cảm và hệ đối giao cảm (phó giao cảm). Bình thường hai hệ này hoạt động đối lập nhau nhưng luôn trong trạng thái cân bằng lẫn nhau để điều hòa các quá trình sinh lý bên trong cơ thể. Ở người bệnh rối loạn thần kinh thực vật, hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm sẽ bị mất cân bằng.

Rối loạn thần kinh thực vật là một bệnh rất phổ biến. Tuy ít đe dọa tính mạng nhưng bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

Hệ thần kinh thực vật điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan không theo ý thức của con người

Hệ thần kinh thực vật điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan không theo ý thức của con người

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

Ở người trẻ tuổi, nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật có thể là do căng thẳng, stress kéo dài hoặc sang chấn tâm lý. Ngoài ra, chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:

  • Biến chứng tiểu đường trên thần kinh
  • Sự tích tụ protein bất thường trong các cơ quan (chứng amyloidosis)
  • Bệnh tự miễn (hệ miễn dịch tấn công và làm tổn thương các dây thần kinh), như: Hội chứng Sjogren, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp và bệnh Celiac, hội chứng Paraneoplastic.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị ung thư (hóa trị liệu)
  • Một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư (hóa trị liệu).
  • Một số virus và vi khuẩn, chẳng hạn như HIV, vi khuẩn gây ngộ độc thịt (Clostridium Botulinum) và bệnh Lyme.
  • Một số rối loạn di truyền
  • Bệnh Parkinson

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Các triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật rất đa dạng, có thể bao gồm run tay chân, tim đập nhanh, hạ huyết áp tư thế đứng, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa… Cụ thể như sau:

Run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật

Run là một trong những biểu hiện thường xảy ra khi chức năng hệ thần kinh thực vật bị rối loạn. Triệu chứng run dễ nhìn thấy nhất ở hai tay, đôi khi run chân, run toàn thân hoặc giọng nói run run.

Bên cạnh đó cơn run do rối loạn thần kinh thực vật thường xuất hiện khi người bệnh quá tập trung hoặc khi hồi hộp, lo lắng, căng thẳng về một vấn đề nào đó, khi đứng trước đám đông hoặc có người lạ nhìn vào. Khi nghỉ ngơi hoặc tâm lý được giải tỏa, run sẽ giảm dần.

Run tay chân là một trong những biểu hiện của rối loạn dây thần kinh thực vật

Run tay chân là một trong những biểu hiện của rối loạn dây thần kinh thực vật

Các triệu chứng khác khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn

Bên cạnh run tay chân, một số biểu hiện dưới đây cũng có thể cảnh báo tình trạng rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

  • Chóng mặt và ngất xỉu khi thay đổi tư thế, hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Vấn đề về tiết niệu: Khó đi tiểu hoặc tiểu tiện không tự chủ, không cảm nhận được tình trạng “buồn đi tiểu”, khó làm rỗng bàng quang và dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Suy giảm chức năng tình dục: Khó xuất tinh ở nam giới, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương ở nam giới; khó đạt cực khoái, khô âm đạo ở nữ giới.
  • Tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.
  • Đổ mồ hôi bất thường, có thể quá nhiều hoặc quá ít.
  • Vấn đề về tiêu hóa: Khó tiêu, dễ chán ăn, ăn nhanh no, đầy trướng bụng, chậm tiêu, tiêu chảy, táo bón, ợ chua, buồn nôn, khó nuốt, đau dạ dày.
  • Mắt nhìn mờ, giảm khả năng phản xạ với ánh sáng.

Bạn có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu bệnh rối loạn thần kinh thực vật, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của hệ thần kinh này là nặng hay nhẹ.

Đừng chủ quan khi thấy có các biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!

hotline

Bị rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh thực vật không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên, bệnh lại ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người mắc phải.

Thêm vào đó, đây là một căn bệnh khó điều trị, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trên cơ thể nên người người mắc thường bị áp lực về tâm lý, dễ bị lo âu, trầm cảm.

Rối loạn thần kinh thực vật không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần điều trị sớm

Rối loạn thần kinh thực vật không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần điều trị sớm

Xem thêm:  Các loại thuốc rối loạn thần kinh thực vật bạn cần biết

Cách chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật

Nếu bạn đang có các bệnh lý gây rối loạn thần kinh thực vật, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng. Nếu bạn không có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ thực hiện một trong 4 bài test rối loạn thực vật dưới đây:

Test về tiết mồ hôi và thân nhiệt

Mục tiêu: Đánh giá cách các dây thần kinh điều khiển tuyến mồ hôi phản ứng với kích thích.

Cách tiến hành: Trong quá trình thử nghiệm này, một dòng điện nhẹ, không đau được truyền qua cẳng tay, bàn chân và cẳng chân. Máy tính phân tích cách phản ứng của các dây thần kinh và tuyến mồ hôi.

Những dây thần kinh này có thể bị ảnh hưởng bởi các rối loạn tự trị khác nhau như suy giảm tự chủ thuần túy và bệnh Parkinson. Bài kiểm tra có thể xác định vấn đề nằm ở đâu trong hệ thống thần kinh tự trị.

Test nhịp tim trong quá trình kiểm tra thở sâu

Mục tiêu: Giúp đánh giá chức năng của dây thần kinh phế vị điều khiển nhịp tim, thông qua quan sát sự thay đổi của nhịp tim để đáp ứng với việc hít thở sâu.

Cách tiến hành: Người bệnh được yêu cầu hít sâu thở chậm trong một phút. Sự giãn nở của lồng ngực, nhịp tim và huyết áp sẽ được ghi lại để đánh giá.

Nghiệm pháp Valsalva

Mục tiêu: Đánh giá chức năng đối giao cảm

Cách tiến hành: Bệnh nhân bịt mũi lại và thổi mạnh vào một cái ống có lực cản (nối với máy đo huyết áp thủy ngân), sao cho tạo được và duy trì áp lực 40 mmHg trong 15 giây. Sau đó bỏ ống thở ra, cho hít thở bình thường và không nói chuyện. Dao động nhịp tim và huyết áp trong và sau thao tác Valsalva sẽ cho thấy hệ thần kinh đối giao cảm có hoạt động bình thường hay không.

Nghiệm pháp Valsalva - một trong các bài test rối loạn thần kinh thực vật

Nghiệm pháp Valsalva - một trong các bài test rối loạn thần kinh thực vật

Nghiệm pháp bàn nghiêng

Mục tiêu: Theo dõi phản ứng của huyết áp và nhịp tim đối với những thay đổi trong tư thế và vị trí, mô phỏng những gì xảy ra khi bạn đứng lên sau khi nằm xuống.

Cách tiến hành: Bệnh nhân nằm lên trên bà, sau đó được nâng lên với tư thế gần như thẳng đứng (bệnh nhân được cố định để không bị ngã). Xét nghiệm sẽ đo huyết áp và mạch ở các vị trí khác nhau.

Tất cả các bài test rối loạn thần kinh thực vật được thực hiện trong khoảng 90 phút, không xâm lấn và an toàn.

hotline

Rối loạn thần kinh thực vật có chữa khỏi được không?

Rối loạn thần kinh thực vật có thể chữa khỏi nếu tìm được nguyên nhân chính xác và điều trị sớm ngay từ giai đoạn nhẹ, mới chẩn đoán. Tuy nhiên bệnh không thể “tự khỏi” được.

Trong trường hợp không tìm ra nguyên nhân gây bệnh, việc điều trị sẽ tập trung vào vấn đề cải thiện triệu chứng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Người bệnh cần dùng thuốc để điều trị triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Người bệnh cần dùng thuốc để điều trị triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Xem thêm:  Điểm danh các cách chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Giải pháp giảm run do rối loạn thần kinh thực vật

Để điều trị tình trạng run do rối loạn thần kinh thực vật, bạn sẽ cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có, kết hợp thay đổi lối sống và bổ sung thảo dược hỗ trợ để nâng cao hiệu quả điều trị.

Dùng thuốc tây

Với những trường hợp nặng, biểu hiện run tay chân xuất hiện thường xuyên, gây khó khăn trong sinh hoạt, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chẹn beta để giảm run. Những thuốc này sử dụng lâu dài có thể gây lệ thuốc và tăng nguy cơ tác dụng phụ lên nhiều cơ quan khác của cơ thể. Đây là lý do tại sao người bệnh cần kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh thực vật khác.

Thay đổi lối sống

Cách thức điều trị chính để làm giảm run, chính là học cách điều tiết cảm xúc bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục thể thao. Nên tập các bài tập giúp điều tiết cảm xúc như thiền, yoga, hít sâu thở chậm…

Bên cạnh đó, người bị rối loạn thần kinh thực vật cần có chế độ ăn khoa học với các thực phẩm tốt cho hệ thần kinh. Vậy “rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì”. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn

  • Thực phẩm giàu vitamin B, magie, canxi, kẽm: Ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt), chuối, quả bơ, măng tây…
  • Thực phẩm giàu omega - 3: Cá, các loại đậu, quả óc chó, hạnh nhân...
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: rau lá xanh, trái cây có màu đỏ cam, trái cây họ cam quýt, quả hạch...

Sử dụng thảo dược

Trong Đông y có 2 vị thảo dược Thiên ma - Câu đằng nổi tiếng với tác dụng làm tăng cường tiền chất dinh dưỡng cho não, bổ sung chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào não, làm ổn định hoạt động của hệ thần kinh.

Một số bài thuốc có chứa Thiên ma và Câu đằng đã được chứng minh là có khả năng thiết lập lại sự cân bằng của hệ giao cảm và phó giao cảm, nhờ đó giúp hỗ trợ làm giảm run tay chân, hồi hộp một cách hiệu quả.

Thiên ma và Câu đằng hỗ trợ giảm run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật

Thiên ma và Câu đằng hỗ trợ giảm run tay chân do rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là căn bệnh phức tạp và khó điều trị. Thế nhưng, chỉ cần bạn điều chỉnh tốt tâm lý, lối sống, tuân thủ tốt chỉ định của bác sĩ và kết hợp với các loại thảo dược, bệnh sẽ sớm được cải thiện.

hotline

Xem thêm: 

Các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật an toàn, đúng cách

Tổng hợp các cách chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông Y

Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org, benhvien108.vn, msdmanuals.com, hoithankinhhocvietnam.com.vn, mayoclinic.org, nyulangone.org.

Vuong-Lao-Kien-ho-tro-giam-run-tay-chan-do-moi-nguyen-nhan.webp